Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là những chiếc răng cuối cùng trên hàm của người trưởng thành. Độ tuổi mọc răng khôn là từ 17 - 25 tuổi và hầu hết người trưởng thành thường có 4 chiếc răng khôn.
>> xét nghiệm adn từ trong bụng mẹ: https://xetnghiemditruyen.com.vn/xet-nghiem-adn-huyet-thong-truoc-sinh-khong-xam-lan/
Theo các nghiên cứu y khoa, hàm răng của con người chỉ đủ chỗ cho 28 răng. Do đó, những chiếc răng khôn luôn tìm những con đường khác để phát triển như: mọc ngầm, nằm ngang, đâm vào chân răng khác…
Việc giữ lại răng khôn vẫn có một số lợi ích nhất định. Cụ thể việc giữ lại răng khôn mọc đúng vị trí chức năng của nó giúp bộ răng khỏe và thực hiện đầy đủ chức năng. Trường hợp mất răng số 7 và răng khôn mọc thẳng, chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho một phục hình cầu răng của bạn. Giữ lại răng khôn cũng giúp bạn tránh phải trải qua một cuộc phẫu thuật và không bị các tai biến có thể xảy ra sau tiểu phẫu…
Tuy nhiên, đôi khi việc giữ lại răng khôn cũng gây ra những nguy cơ gây bất lợi cho sức khỏe. Có thể kể đến như viêm lợi trùm răng khôn, là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Biểu hiện là hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng. Nhiễm trùng dẫn đến sốt, đau vùng góc hàm, há miệng khó khăn, trường hợp nặng có thể dẫn đến sưng mặt. Một nguy cơ khác của việc giữ lại răng khôn là viêm nha chu. Bệnh dễ phát triển hơn ở các bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Trong trường hợp răng khôn mọc kẹt, chỉ 1 răng khôn mọc kẹt sẽ có thể đẩy xô 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, cuối cùng gây nên sự chen chúc ở răng cửa. Việc mọc kẹt cũng tạo nên điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn dẫn đến sâu răng. Một số trường hợp hiếm hơn, răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xương ở các răng kế cận. Bên cạnh đó là các nguy cơ khác như viêm mô tế bào, u nguyên bào men. Đối với những trường hợp bất lợi như trên, các bác sĩ khuyên bạn nên nhổ răng khôn.
Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn tương đối phức tạp hơn so với nhổ những răng thông thường. Độ tuổi nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 - 25 tuổi vì thời điểm này cơ thể dễ phục hồi nhất. Nếu để sau 35 tuổi thì quá trình nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương hàm đã cứng và đặc hơn, cũng như quá trình lành vết thương sẽ kéo dài hơn. Phụ nữ nên nhổ răng khôn trước khi lấy chồng và có em bé. Nhổ răng khôn nên tiến hành lúc sáng hoặc trưa thay vì chiều tối, do buổi sáng bệnh nhân thường khoẻ hơn sau một đêm dài ngủ ngon giấc. Sau khi nhổ, bệnh nhân có thể được theo dõi suốt một ngày để xem có chảy máu nhiều không. Nếu có vấn đề bệnh nhân sẽ quay trở lại khám trong ngày, dễ cho các bác sĩ xử lý.
Trước ngày nhổ răng khôn nên ăn uống, nghỉ ngơi, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…. Người dưới 18 hoặc trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng. Những người có bệnh tim mạch, huyết áp cao, người có bệnh về máu (máu khó đông), phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú thì không nên nhổ răng khôn trong thời điểm này.
>> Tin liên quan: trung tâm xét nghiệm adn hà nội
Nhận xét
Đăng nhận xét