Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp từ khi còn trẻ




Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ đang gia tăng ở cả người trẻ tuổi.

>> Phân tích ADN cho hỗ trợ sinh sản AZF: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-vo-sinh-nam-dot-bien-gen-azf

Cấu tạo sụn khớp

Khớp có nhiều thành phần bao gồm sụn khớp, dịch khớp, gân, dây chằng, xương, cơ,… Tất cả cùng hoạt động nhịp nhàng để thực hiện tốt chức năng di chuyển.

Trong cấu tạo khớp, sụn khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sụn khớp là mô liên kết trắng trong, rất bền, dai và đàn hồi tốt, được cấu tạo bởi các tế bào sụn và chất nền. Không giống như các loại mô liên kết khác, tế bào sụn không chứa mạch máu và dây thần kinh, mà được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu thụ động từ tổ chức xương dưới sụn qua lớp dịch bao quanh khớp. Do đó, sụn sinh trưởng, sữa chữa chậm và dễ bị thoái hóa hơn các mô liên kết khác.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Collagen chiếm hơn 50% cấu tạo sụn khớp và là thành phần quan trọng của chất nền, giúp khớp linh hoạt, dẻo dai, chịu tải trọng, giảm ma sát giữa các khớp xương, ngăn chặn các biến dạng ở xương và sụn.

Glucosamin là nguyên liệu quan trọng tổng hợp nên glycosaminoglycan giúp hình thành nên mô sụn, giúp bảo vệ và hỗ trợ xương khớp. Glucosamin là thành phần có thể được cơ thể tự tổng hợp, tuy nhiên, theo tuổi tác, khả năng tổng hợp này sẽ giảm dần.

Vai trò của sụn khớp

Sụn bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng, đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.

Thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa

Theo thời gian, cơ thể xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa khả năng sinh sản, tái tạo tế bào sụn với quá trình thoái hóa sụn dẫn đến chất lượng sụn sẽ kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm, lớp sụn khớp phủ ở các đầu xương sẽ dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt chức năng. Trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ hết đầu xương, khoảng cách giữa các đầu xương thu hẹp dần, dẫn đến khi vận động xương sẽ bị cọ xát và bào mòn lẫn nhau gây viêm và đau đớn. Nếu khớp không cử động, sụn lại càng dễ bị suy yếu và thoái hóa hơn.

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu dịch khớp, hiện là bệnh khớp phổ biến nhất và được mệnh danh là sát thủ gây tàn phế cho con người.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, 80% các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gặp phải các hạn chế vận động, 25% không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây biến dạng khớp, teo cơ, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, tràn dịch ổ khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh ở người trẻ hiện cũng ngày càng tăng. Hao mòn sụn khớp luôn có mặt trong các trường hợp thoái hóa khớp. Như vậy, việc giữ sao cho sụn khớp không hư hại chính là biện pháp giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh khớp.

Nhận xét