Nếu chúng ta sử dụng không hợp lý sữa đậu nành không những không có hiệu quả mà còn không có lợi cho sức khỏe.
>> Phân tích ADN cho hỗ trợ sinh sản AZF: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-vo-sinh-nam-dot-bien-gen-azf
Sữa đậu nành nguyên chất có tác dụng làm mát gan, thanh lọc phổi, làm sạch đường ruột và thông đại tiểu tiện. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt.
Mặc dù là chế phẩm lành tính, nhưng người thưởng thức sữa đậu nành vẫn cần "nằm lòng" những kiêng kỵ dưới đây để bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng và tránh một số tác hại không mong muốn từ loại sữa quen thuộc này.
Sữa đậu nành pha cùng đường đỏ sẽ gây khó tiêu.
Đường đỏ có chứa nhiều các acid hữu cơ (acid lactic, acid acetic…), vốn có thể kết hợp với protit, canxi có trong sữa đậu nành, làm mất đi dinh dưỡng vốn có của sữa và ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu hóa – hấp thu của cơ thể.
Ảnh minh họa (Internet)
Sữa đậu nành phải được đun sôi kỹ trước khi uống
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.
Sữa đậu nành không phải là thức uống dành cho tất cả mọi người.
Những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Người mang thể chất thiên hàn hoặc có hệ tiêu hóa không ổn định, cùng với đó là các đối tượng bị ợ hơi, thận yếu nên hạn chế uống sữa đậu nành.
Là một chế phẩm làm từ đậu, sữa đậu nành sở hữu hàm lượng purine tương đối cao và được xếp vào các loại thực phẩm có tính hàn.
Do đó, người mắc bệnh gout, thể chất hư hàn, tinh thần mệt mỏi và suy nhược cơ thể đều không nên uống.
Loại sữa này còn đặc biệt không phù hợp với những bệnh nhân mắc viêm dạ dày cấp và mạn tính.
Với nhóm đối tượng này, sữa đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu khác sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid, khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng, làm cho ruột và bao tử rơi vào trạng thái bị trướng đầy.
Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành
Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc
Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Sữa đậu tuy "lành", nhưng không nên uống khi đói.
Nếu chúng ta chỉ uống sữa đậu nành khi đói, các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng, công dụng bổ dưỡng của sữa cũng vì vậy mà hư hao không ít.
Các chế phẩm từ tinh bột như bánh ngọt, bánh mỳ… đều là những lựa chọn đi kèm hoàn hảo dành cho sữa đậu nành.
Tinh bột từ những loại bánh kể trên sẽ tác động cho cơ thể tiết ra dịch vị, giúp các chất bổ dưỡng có trong sữa được hấp thụ triệt để.
>> xem thêm: Phân tích gien cho hỗ trợ sinh sản PGTest
Nhận xét
Đăng nhận xét