Các triệu chứng viêm phế quản thường gặp


Ho khan, ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm phế quản. Ở người mắc căn bệnh này, cơn ho dai dẳng là nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày.


Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng bệnh lý xảy ra tại các ống phế quản – nơi diễn ra sự lưu thông luồng khí đưa vào phổi của cơ thể. Khi viêm phế quản xảy ra, lớp niêm mạc tại đây sẽ bị viêm và kích thích trong thời gian dài, gây ra một số triệu chứng đặc trưng: Ho khan, ho có đờm hoặc chất nhầy, khó thở, thở khò khè.

Bên cạnh đó, những triệu chứng khác có thể gặp ở người mắc viêm phế quản là:

• Mệt mỏi, có cơn ớn lạnh;

• Sốt nhẹ (hoặc sốt cao khi viêm phế quản cấp);

• Hơi thở có mùi do đờm, chất nhầy tích tụ trong phế quản;

• Nghẹt mũi, tắc nghẽn xoang;

• Khó chịu, tức ngực khi thở.

Các triệu chứng viêm phế quản thường gặp

Nguyên nhân do đâu khiến bạn bị viêm phế quản và hay tái phát bệnh?

Có rất nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng kích thích và sưng viêm ở bên trong các ống phế quản:

• Nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh;

• Do khói bụi, hơi hóa chất, khói thuốc lá,…

• Các chất gây dị ứng: Phấn hoa, lông thú cưng, bụi vải, bụi phấn,…

• Suy giảm sức đề kháng.
Nguyên nhân gây viêm phế quản

Khi tiếp xúc với những tác nhân kích ứng từ bên ngoài, sự sưng, viêm các ống phế quản diễn ra liên tục, khiến cho niêm mạc đường thở tái cấu trúc và dẫn đến xơ hóa.

Vậy tái cấu trúc, xơ hóa đường thở là gì?

Ngay khi vừa tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh này, mặc dù chưa có dấu hiệu ho thì quá trình viêm đã bắt đầu diễn ra, kèm theo đó là quá trình tăng sinh, tái cấu trúc của các tế bào tại đường thở. Nó khiến cho niêm mạc phổi, phế quản dần bị phì đại và xơ hóa; sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị phá hủy, khả năng co giãn kém, từ đó chức năng đường thở bị suy giảm nghiêm trọng. Các tổn thương này tiến triển dần nặng hơn và biểu hiện rõ ra ngoài qua các cơn ho khan, ho có đờm, khó thở, sốt cao,… Lúc này, sự nhạy cảm của niêm mạc phế quản với các yếu tố kích ứng từ môi trường ngày càng tăng lên, cơn ho diễn ra ngày càng nhiều. Tình trạng viêm phế quản ở nhiều người vì thế mà dễ tái phát hơn.

Điều trị viêm phế quản bằng các thuốc tân dược

Việc điều trị viêm phế quản chủ yếu là dùng các thuốc tân dược để làm giảm nhanh ho, đờm, khó thở, cải thiện chức năng đường thở. Những loại thuốc thường gặp là: Thuốc long đờm, thuốc kháng viêm, thuốc giãn phế quản, kháng sinh diệt khuẩn.

Các thuốc tân dược này có ưu điểm chung là mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc cắt cơn ho, giảm đờm cho người bệnh viêm phế quản. Nhưng khi sử dụng nhiều và dùng lâu dài (đối với trường hợp dự phòng điều trị) thì người bệnh sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra, cơ thể mệt mỏi, mà không giúp bảo vệ đường thở khỏi các nguyên nhân gây bệnh ngay từ đầu.

Chữa viêm phế quản bằng thuốc gây ra nhiều tác dụng không mong muốn

Hơn nữa, việc người bệnh dùng liên tục các thuốc điều trị triệu chứng sẽ bị phụ thuộc vào liều dùng, dẫn đến tình trạng dễ bị quá liều và “nhờn” thuốc. Điều này khiến cho thuốc mất tác dụng ở những lần về sau, và còn gây hại thêm cho cơ thể. Do đó, việc tìm ra phương pháp giúp giải quyết triệt để tận gốc nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản luôn là điều được nhiều người quan tâm.

Nhận xét