Paracetamol được sử dụng phổ biến, có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ.
>> Sàng lọc ADN sơ sinh: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-di-truyen/sang-loc-so-sinh
Sự việc bệnh nhi 27 tháng tuổi (trú tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) nguy kịch do uống thuốc hạ sốt Paracetamol 500 mg suốt 4 ngày liên tiếp với liều lượng 4 viên/ngày, đã cảnh báo các phụ huynh về việc dùng thuốc bừa bãi.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho hay ngày 14/8, bệnh viện tiếp nhận trường hợp này chuyển lên từ Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ. Bé đang được theo dõi ở khoa Hồi sức Cấp cứu, tiên lượng nặng.
Trẻ gặp nguy hiểm khi uống thuốc hạ sốt quá liều
Về trường hợp cháu bé 27 tháng, bác sĩ này nhận định: “Nguyên nhân bé nguy kịch là dùng thuốc quá liều. Dù Paracetamol 500 mg an toàn nhưng khi uống phải tùy theo cân nặng. Với trẻ 27 tháng, cân nặng khoảng 12-15 kg, trung bình chỉ được uống 15 mg/1 kg cân nặng. Như vậy, bé chỉ được phép uống tối đa 250 mg, bằng nửa liều đã bị cho uống và chỉ nên dùng 5 lần/ngày, cách nhau 4-6 tiếng”.
Paracetamol được sử dụng phổ biến, có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ. Loại thuốc này còn có nhiều dạng bào chế như thuốc viên, sủi, thuốc bột, cốm, siro... với hàm lượng khác nhau, từ 80 mg, 150 mg, 250 mg đến 500 mg.
Đặc biệt, nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt chỉ khác nhau về tên thuốc, còn hoạt chất là giống nhau. Ví dụ, cùng hoạt chất paracetamol có rất nhiều loại thuốc với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Do đó, người dân có thể không để ý, vừa uống hạ sốt lại uống giảm đau sẽ làm tăng liều nạp vào cơ thể dẫn tới ngộ độc mà không hay.
Sử dụng thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng giúp trẻ giảm nhiệt và khó chịu trong vòng 4-6 tiếng, khi thuốc vẫn còn tác dụng. Do đó, nếu trẻ sốt lâu, cha mẹ cần đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân, tránh tình trạng tự ý dùng thuốc lâu ngày như trường hợp trên.
Trường hợp bé sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) và không có hiện tượng khó chịu, lờ đờ, nôn mửa, cha mẹ không cần thiết phải cho con uống thuốc hạ sốt, nên giúp con lau người, uống nhiều nước.
Các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp bệnh nặng, tiên lượng tử vong nếu không được ghép gan. Ảnh: BVCC.
Ngộ độc Paracetamol nguy hiểm thế nào?
Bé trai 27 tháng rơi vào hôn mê sau 2 tiếng được đưa vào viện. Các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp bệnh nặng, tiên lượng tử vong nếu không được ghép gan.
PGS.TS Bùi Khắc Hậu, nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay Paracetamol nguy hiểm khi gây ngộ độc cho gan nếu dùng liều cao, kéo dài. Khi vào cơ thể, Paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có chất rất độc là N-acetylbenzoquinonimin.
Khi Paracetamol đến gan, bộ phận phải huy động chất glutathion đến trung hòa. Nếu liều lượng vượt ngưỡng chịu đựng của gan, bộ phận này không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa, dẫn đến nhiễm độc, hoại tử tế bào gan.
Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp, đến thận gây suy thận, thậm chí thấm vào não khiến bệnh nhân bị hôn mê… Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái kích động, mê sảng, suy hô hấp và có thể tử vong do suy đa tạng (thận, gan).
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), trường hợp bị ngộ độc Paracetamol rất nhanh, có thể chỉ sau vài giờ uống thuốc. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu.
Bác sĩ Nguyên cho hay người bệnh chỉ dùng trên 3 g Paracetamol trong 2 ngày liên tiếp có thể dẫn đến nguy cơ viêm gan ngay cả với người khỏe mạnh. Do đó, người dân cần thận trọng khi dùng thuốc, sử dụng theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét