Cách đo chiều dài + cân nặng của thai theo từng tuần tuổi


Cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nào

Sinh con làm sao để khỏe mạnh và dùng tiêu chuẩn nào để đánh giá đứa con khỏe mạnh là nỗi băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng, nhất là những cặp đôi mới lần đầu tiên sinh con, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hãy xem qua bài viết cung cấp kiến thức Cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nàođể hiểu biết hơn về vấn đề này.


Theo dõi quá trình tiến triển của cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO giúp người mẹ biết được quá trình phát triển của thai nhi trong bụng có vấn đề gì hay không và nếu có, người mẹ sẽ có thể nhanh chóng điều chỉnh lối sống, ăn uống khoa học hơn để tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.



TẠI SAO LẠI CÓ BẢNG TÍNH CÂN NẶNG THAI NHI VÀ CHIỀU DÀI THEO CHUẨN WHO?

Bảng theo dõi cân nặng và chiều dài của thai nhi được tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra nhằm giúp các bà mẹ theo dõi sát tình hình phát triển của thai nhi theo từng tuần. Bảng đo cân nặng, chiều dài của thai cũng cực kỳ cụ thể khi có chỉ số từng tuần, từ tuần 8 đến tuần 40 của thai kỳ.

Nhờ bảng đo cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO, người mẹ có thể theo dõi được tình hình của con, biết được con có phát triển tốt hay không và có lớn hay nhỏ so với kích cỡ của một thai nhi bình thường không. Nhờ vậy, người mẹ nhanh chóng cải thiện lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống để tốt cho thai nhi.

Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn này được WHO công nhận và áp dụng cho toàn thế giới. Vậy, bạn đã biết cách đo chiều dài, cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là đo như thế nào hay chưa?

CÁCH ĐO CHIỀU DÀI + CÂN NẶNG CỦA THAI THEO TỪNG TUẦN TUỔI

Ở mỗi tuần tuổi, thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau về kích thước và cân nặng nên các mẹ đừng băn khoăn hay lo lắng quá nhiều. Cách đo theo từng tuần tuổi như sau:

+ Từ tuần 1 – 7: Từ tuần 1 đến tuần thứ 7 là thời gian hình thành phôi thai và phôi thai đi vào tử cung nên lúc này, thai nhi sẽ không đo được kích cỡ và chiều dài.

+ Từ tuần 8 – 19: Lúc này, thai nhi được đo chiều dài từ đầu đến mông vì chân bị uốn cong trong bào thai trong nửa đầu thai kỳ, rất khó xác định chính xác được chiều dài là bao nhiêu. Lúc này, việc đo chiều dài của thai nhi được gọi là chiều dài đầu mông.

+ Từ tuần 20 – 40: Bắt đầu từ tuần 20 trở đi, có thể đo từ đầu đến gót chân của thai nhi và nhất là từ tuần 32 trở đi, cân nặng của thai được phát triển tối đa và những đường nét trên cơ thể cuối cùng cũng đã được hoàn thành đầy đủ. Từ tuần 20 đến tuần 40, kích thước thai nhi được tăng dần đều qua từng tuần và nếu người mẹ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì thai sẽ tăng kích cỡ, chiều dài một cách thuận lợi nhất.


BẢNG TÍN CÂN NẶNG THAI NHI VÀ CHIỀU DÀI THEO CHUẨN WHO

Dưới đây là bảng cân nặng, chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn thế giới và mang số liệu trung bình. Điều này có nghĩa là còn tùy vào chủng tộc, màu da và tình trạng sức khỏe của người mẹ mà thai nhi sẽ có chiều dài, cân nặng lớn hoặc nhỏ hơn một chút so với bảng tính trung bình này.

MỘT SỐ YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG THAI NHI CHÍNH LÀ:

✩ Yếu tố di truyền và chủng tộc: Đây là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến thai nhi vì mỗi tộc người sẽ có chiều cao, cân nặng trung bình khác nhau và chiều cao, cân nặng của người mẹ và bố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thai nhi.

✩ Số lượng thai nhi trong một lần sinh: Thông thường nếu sinh đôi, sinh ba hoặc sinh số lượng nhiều hơn trong một lần thì thai nhẹ hơn so với người mẹ chỉ sinh một con trong một lần.

✩ Độ tuổi mang thai: Nếu người mẹ quá lớn hoặc nhỏ tuổi, cụ thể là dưới 18 hoặc trên 40 tuổi mang thai thì cân nặng thai nhi sẽ kém hơn những người mẹ sinh con trong độ tuổi sinh sản từ 18-35 tuổi.

✩ Sức khỏe và thể trạng người mẹ: Nếu người mẹ có thể trạng khỏe mạnh, không mắc bệnh nội tiết như tểu đường và bệnh béo phì thì thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Còn nếu người mẹ sức khỏe yếu, mắc những bệnh béo phì, stress hoặc bệnh huyết áp, tiểu đường,….sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

✩ Chế độ sinh hoạt, ăn uống của người mẹ: Yếu tố này là cực kỳ quan trọng vì khi mang thai, người mẹ cần phải ăn uống một cách khoa học, đủ chất và điều độ thì thai mới khỏe mạnh và phát triển bình thường được. Nếu trong quá trình mang thai người mẹ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng chất kích thích thì sẽ gây hại cho thai nhi, khiến thai nhi phát triển kém và đồng thời dễ sản sinh nhiều bệnh tật.

✩ Giới tính của thai nhi: Thông thường, thai nhi có giới tính nam có kích cỡ và cân nặng lớn hơn thai nhi giới tính nữ.

THEO DÕI CÂN NẶNG CỦA NGƯỜI MẸ ĐẺ BIẾT ĐƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Khi mang thai, sức khỏe của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kích thước và cân nặng của thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai mà người mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Còn nếu người mẹ tăng cân quá nhiều và mất kiểm soát sẽ dẫn đến thai nhi phát triển không thuận lợi (thai quá lớn hoặc quá nhỏ) khiến quá trình sinh nở khó khăn hơn.

Cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai thường tăng khoảng 10-12kg và tăng theo từng thời kỳ sau:

+ Mang thai đơn, sinh 1 con trong 1 lần sinh thường tăng 2kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sang đến những tháng giữa và cuối thì thường tăng 1-2kg mỗi tháng. Nếu người mẹ thiếu cân, gầy yếu thì nên ăn uống khoa học hơn để tăng 4-5kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu người mẹ đã thừa cân thì trong 3 tháng đầu nên kiểm soát để tăng không quá 1kg, những tháng giữa và cuối thai kỳ không tăng quá 0,5kg mỗi tháng.

+ Mang thai đôi hoặc nhiều hơn thì thường người mẹ tăng đến 16-20kg trong suốt quá trình thai kỳ.


>>> Đọc bài viết đã giúp người mẹ biết được cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nào. Muốn thai phát triển khỏe mạnh, người mẹ đừng quên chăm sóc bản thân và đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để kịp thời can thiệp.

Trung tâm DNA Testings là địa chỉ uy tín thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT, giúp xét nghiệm chính xác hơn 99,99% các bệnh thai nhi bất thường, dị tật bẩm sinh như bệnh Down, Edwards, Turner,…..Đừng quên thực hiện xét nghiệm để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và phát triển một cách bình thường.

Nhận xét