Tại sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những phương pháp phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh chết người xảy ở phụ nữ: Ung thư cổ tử cung. Tầm soát để phát hiện sớm nhằm ngăn chặn kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này.

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4, nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ. Trên toàn cầu ước tính cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung – khe hẹp nối âm đạo và tử cung. Đây là một bệnh lý ác tính của biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xuất hiện khi các tế bào tại nơi này phát triển nhiều một cách dị thường, không kiểm soát. Qua đó, chúng xâm lấn khu vực xung quanh. Và di căn tới các bộ phận khác nhanh chóng. Ung thư cổ tử cung thuộc nhóm bệnh ung thư có khả năng gây tử vong cao ở phụ nữ.

Theo thống kê GLOBOCAN 2018, Việt Nam có 4177 phụ nữ mới phát hiện ra bệnh và 2420 bênh nhân đã chết vì ung thư cổ tử cung. Qua con số đáng báo động thấy rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được biết đến như một căn bệnh tử thần. Virus Papilloma ở người (HPV), virus lây nhiễm qua đường tình dục. Là nguyên nhân phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Được biết virus HPV có đến hơn 100 chủng HPV. Tuy nhiên, chỉ có 14 chủng được xem là nguy cơ khiến căn bệnh ung thư cổ tử cung trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Chủng HPV 16 và HPV 18 có khả năng phát triển thành bệnh ung thư cao gấp 35 lần so với những người không nhiễm HPV. Trong khi đó HPV 6 và HPV 11 có mặt trong gần 90% trường hợp mắc sùi mào gà.

Hầu hết, phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao. Khi nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch sẽ giúp chống lại sự lây nhiễm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phản vệ thành công. Dẫn đến nếu nhiễm HPV nguy cơ cao, khả năng bị ung thư trong tương lai là rất cao.

3.Tại sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Đối tượng có xu hướng bị ung thư cổ tử cung thường là phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 44. Bệnh hiếm xảy ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thời gian hình thành ung thư cổ tử cung kéo dài khoảng 5-20 năm.

Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ở tuổi 40. Nhưng mầm mống virus HPV đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ thời thiếu nữ. Tầm soát giúp sớm phát hiện chủng bệnh. Qua đó, có phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, ung thư cổ tử cung nguy hiểm nằm ở diễn biến phức tạp của nó. Giai đoạn đầu rất khó để nhận biết. Vì không có triệu chứng đặc biệt. Mà khá giống với với những bệnh phụ khoa thông thường khác.

Bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng dữ dội. Kèm dấu hiệu đau lưng, cùng nhiều triệu chứng bất thường ở âm đạo (xuất huyết giữa chu kỳ kinh, thường xuyên ngứa rát). Đến giai đoạn này thì rất khó để điều trị.

Do đó, cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện kịp thời. Đồng thời tăng khả năng chữa bệnh thành công. Và giảm gánh nặng chi phí điều trị. Đây cũng được coi là căn bệnh ung thư có khả năng phòng ngừa nhất.

Phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm những bất thường ở cổ tử cung ngay cả khi chưa có những biểu hiện ra bên ngoài.

4. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tại ADNCenter – Gentis

ADNCenter – Gentis là một trong những đơn vị hỗ trợ giúp phát hiện căn bệnh nhanh chóng thông qua tầm soát ung thư cổ tử cung. Thực hiện phối hợp 2 phương pháp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả nhất.

Phương pháp: PAP (E – Prep) và HPV (ADN – HPV). Cả 2 loại xét nghiệm này đều lấy ra các tế bào ở cổ tử cung. Sau đó thực hiện quan sát, chẩn đoán.

Phương pháp Pap (E – Prep)

Qua xét nghiệm Pap (E – Prep), mẫu sẽ được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không. Đây là phương pháp PAP nhúng dịch cải tiến. Với độ chính xác từ 80 – 90% giúp tầm soát được chính xác hơn so với phương pháp PAP truyền thống.

Về nguyên lý: ​

Tế bào xét nghiệm được làm giàu và làm sạch từ dịch âm đạo,
Sau đó tiến hành nhuộm đặc hiệu, và soi trên kính hiển vi tự động tìm tế bào lành và tế bào ung thư ác tính.

Ưu điểm:

Tế bào được bảo quản và phân tích tự động.
Quy trình tự động hóa loại bỏ các tạp chất như hồng cầu, dịch nhầy…vv.
Hình ảnh soi sắc nét, rõ ràng cho kết quả đọc chính xác.
E-prep thế hệ mới có độ chính xác hơn nhiều lần phương pháp Pap smear truyền thống đang sử dụng. Có thể kết luận tới 80-90% chính xác so với 50-60% ở phương pháp pap smear truyền thống).

Quy trình thực hiện:

Mẫu bệnh phẩm (dịch phết cổ tử cung) sẽ được cho vào lọ dung dịch Eprep để loại đi những tạp chất (máu, dịch nhầy,…) bằng công nghệ màng lọc kép và hệ thống hút chân không trải 1 lớp mỏng tế bào lên lam kính.
Quy trình xét nghiệm Pap (E – Prep)

Lưu ý khi xét nghiệm E-prep PAP:

Hai ngày trước khi thực hiện xét nghiệm E-prep Pap test không nên: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng… Không xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Ngày thực hiện nên là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.

Phương pháp xét nghiệm HPV (ADN – HPV)

Trong xét nghiệm HPV (ADN – HPV), mẫu được kiểm tra xem có sự hiện diện của các chủng HPV hay không.

Đây là phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA). Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán HPV ở mọi giai đoạn bệnh, cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV. Tại ADNCenter – Gentis đang sử dụng phương pháp Real time PCR.

Phương pháp PCR chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu và tính khả thi cao trong việc phát hiện nhiễm HPV và định type HPV. Bệnh phẩm sử dụng là máu toàn phần hoặc huyết thanh được đựng trong ống không có chất chống đông. Kit real – time có thể sử dụng cho cả mục đích định tính và định lượng.

Do có những nhiệm vụ riêng, mà hai phương pháp Pap (E – Prep) và xét nghiệm HPV (ADN – HPV) không thay thể nhau. Chúng bổ trợ nhau giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Do đó, cần thực hiện cùng với nhau để có kết quả chuẩn xác nhất khi tầm soát ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV (ADN – HPV) | Phác đồ và quy trình

Phụ nữ đã quan hệ tình dục nên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung theo phác đồ do Bộ Y tế Việt Nam đề xuất (2016):

5. Gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung

ADNCenter – Gentis cung cấp 2 gói xét nghiệm ADN – HPV nhằm xác định sự hiện diện của virus HPV trong dịch phết tế bào cổ tử cung giúp quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung nhanh chóng chính xác nhất.


Thời gian trả kết quả: Khoảng 2 ngày
Mẫu xét nghiệm: Dịch phết cổ tử cung
Công nghệ: Công nghệ Real time PCR và PAP nhúng dịch

6. Xét nghiệm HPV | Tại sao nên chọn ADNCenter – Gentis?

ADNCenter – Gentis là đơn vị tiên phong về xét nghiệm gen tại Việt Nam đã thực hiện xét nghiệm hơn 100.000 mẫu. Với sự đồng hành của các nhà khoa học chuyên gia, cố vấn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xét nghiệm, phân tích di truyền gen.

Gentis có đội ngũ đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên tư vấn được đào tạo chuyên sâu dưới sự giám sát của các chuyên gia đầu ngành, liên tục được trau dồi kiến thức chuyên môn.

Đây là một trong những lý do hàng đầu giúp Gentis tự tin cam kết sẽ mang tới cho quý khách hàng những dịch vụ xét nghiệm ADN, xét nghiệm mẫu chất lượng tốt nhất. Sự tận tâm, tận tụy và quan trọng nhất là cái tâm trong ngành. ADNCenter – Gentis hội tụ đầy đủ các yếu tố.

Gentis xây dựng 02 trung tâm xét nghiệm rộng 1200m2 tại Hà Nội và Tp.HCM với trang thiệt bị hiện đại, công nghệ tiên tiến hàng đầu, với đầy đủ các phòng ban. Trung tâm xét nghiệm ADN – GENTIS đã đạt được: ISO 9001:2015, ISO 15189:2012. Được viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương cấp chứng chỉ về quản lý phòng xét nghiệm

7. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung | Lấy mẫu

Các bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Đăng ký bộ lấy mẫu,
Tự lấy mẫu,
Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,
Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…

8. Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung

Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố như: phương pháp, độ tuổi phù hợp loại xét nghiệm. Về cơ bản chi phí tầm soát cũng không quá cao. Mức dao động có thể từ hơn 100 nghìn đến gần 1 triệu đồng tùy theo phương pháp xét nghiệm được sử dụng.

Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung tại ADNCenter- Gentis

9. Thời điểm nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh “giết người âm thầm”. Vì thế, nên xét nghiệm tầm soát càng sớm càng tốt.

Độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi: Nếu bạn nằm trong độ tuổi này thì nên xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, thì chỉ cần tiến hành thực hiện tại xét nghiệm Pap sau 3 năm tiếp theo.

Độ tuổi từ 30 đến 65 tuổi: Nên lựa chọn xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap: Nếu cả hai kết quả xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần kiểm tra sàng lọc tiếp theo sau 5 năm nữa.

Độ tuổi trên 65 tuổi: Có thể không cần thự hiện tầm soát nữa nếu đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc bình thường trong nhiều năm hoặc đã cắt bỏ cổ tử cung (các trường hợp cắt bỏ không phải do ung thư, u xơ tử cung)

10. Tầm soát ung thư cổ tử cung | Tìm hiểu ung thư cổ tử cung

Để hiểu rõ hơn về phương pháp tầm soát và căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Theo định nghĩa trong y học, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp dùng các phân tích nhằm phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Các tế bào bất thường sẽ được theo dõi và chuẩn đoán sớm cho người bệnh biết để can thiệp y khoa.

Theo đó, cần nhận biết và theo dõi chặt chẽ dấu hiệu cũng như đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Sớm can thiệp thì sớm chữa khỏi bệnh.

Đối tượng có nguy cơ ung thư cổ tử cung

Đối tượng dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung khá đa dạng. Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Đây là nhóm phụ nữ cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ quan hệ tình dục sớm khi còn trẻ (dưới 17 tuổi)
Quan hệ tình dục với nhiều người
Có tiền sử nhiễm bệnh tình dục như chlamydia hoặc lậu
Mang thai trên 3 lần hoặc mang thai trước 17 tuổi
Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung
Sử dụng lâu dài (hơn 5 năm) thuốc tránh thai đường uống

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thực sự không rõ ràng. Vì thế, khá nhiều chị em phụ nữ thường bỏ qua và cho rằng chỉ là bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu dưới đây. Hãy nên thực hiện các xét nghiệm để tầm soát được khả năng bị ung thư cổ tử cung:
Ra máu âm đạo bất thường
Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục
Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu
Đau tức vùng bụng dưới
Tiểu nhiều, khó chịu khi đi tiểu
Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng
Kinh nguyệt kéo dài, không đều
Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân
Đau chân
Liên tục mệt mỏi
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Theo Liên đoàn phụ khoa và sản khoa quốc tế FIGO, ung thư cổ tử cung có thể tiến triển theo 5 giai đoạn bao gồm: giai đoạn tiền ung thư và các giai đoạn 0,I II, III, IV.

Tiền ung thư cổ tử cung (ung thư cổ tử cung giai đoạn 0)

Đây còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS) hay ung thư biểu mô cổ tử cung (CIN) cấp III Ở gia đoạn này, bề mặt cổ tử cung xuất hiện các tế bào bất thường hay tình trạng nghịch sản ở toàn bộ bề dày lớp biểu mô.

Giai đoạn chỉ có thể phát hiện được bệnh thông qua việc thăm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Lý do là không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào được biểu hiện ra trong giai đoạn này.

Tùy thuộc vào mức độ nghịch sản, CIN sẽ được phân loại theo thang điểm từ 1 đến 3. CIN 1 tương ứng với tình trạng nghịch sản nhẹ, trong khi đó, CIN 2 và CIN 3 tương ứng với tình trạng nghịch sản nặng hơn và cần phải được điều trị.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 (Giai đoạn I)

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 xuất hiện tình trạng ung thư xâm lấn tại cổ tử cung, nhưng chưa lan đến các mô hay cơ quan lân cận khác. Giai đoạn I được phân tách thành các thể loại nhỏ gồm:
Giai đoạn IA1: Có một lượng ung thư rất nhỏ, sâu dưới 3 mm (khoảng 1/8 inch) và rộng dưới 7 mm, chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
Giai đoạn IA2: Ung thư nằm sâu từ 3 mm đến 5 mm (khoảng 1/5 inch) và rộng dưới 7 mm (khoảng inch inch).
Giai đoạn IB1: Ung thư có thể được nhìn thấy mà không cần kính hiển vi, nhưng nó không lớn hơn 4 cm
Giai đoạn IB2: Ung thư có thể được nhìn thấy mà không cần kính hiển vi và có kích thước lớn hơn 4 cm

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 (Giai đoạn II)

Ở giai đoạn này ung thư đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung và tử cung nhưng chưa đến thành chậu hoặc phần dưới của âm đạo. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, bệnh chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các vị trí xa. Giai đoạn II có hai loại phụ:
Giai đoạn IIA: Ung thư chưa lan vào các mô bên cạnh cổ tử cung, parametria, nhưng nó có thể đã phát triển thành phần trên của âm đạo
Giai đoạn IIB: Ung thư đã lan vào các mô bên cạnh cổ tử cung, parametria

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 (Giai đoạn III)

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có nghĩa là ung thư đã lan đến phần dưới của âm đạo hoặc các bức tường của khung chậu, nhưng không đến các vị trí xa. Giai đoạn này được tách thành hai loại phụ:
Giai đoạn IIIA: Ung thư đã lan đến phần dưới của âm đạo hoặc thành chậu. Ung thư có thể đang chặn niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Nó có thể đã lan đến các hạch bạch huyết
Giai đoạn IIIB: Ung thư đã phát triển thành các thành của khung chậu và / hoặc đã chặn cả niệu quản, nhưng nó không lan đến các vị trí xa

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 (Giai đoạn IV)

Trong giai đoạn ung thư cổ tử cung này, bệnh đã lan sang các cơ quan lân cận hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Giai đoạn IV được tách thành hai loại phụ:
Giai đoạn IVA: Ung thư đã lan đến bàng quang hoặc trực tràng, nhưng không đến các vị trí xa
Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan đến các cơ quan ngoài xương chậu, chẳng hạn như phổi hoặc gan

Ở mỗi giai đoạn tùy vào tình trạng bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, lời khuyên chân thành là các bạn nên thực hiện tầm soát để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, cần thực hiện một số biện pháp có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung bao gồm:
Tiêm phòng vắc-xin papillomavirus ở người (HPV)
Không nên hút thuốc
Tầm soát sàng lọc cổ tử cung
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy
Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí
Không quan hệ tình dục quá sớm

Trên đây là một số nội dung cần biết về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung và căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ này. Mọi yêu cầu xét nghiệm ADN – HPV liên hệ qua hotline: 0888 666 056 để được tư vấn kỹ càng nhất!!!!

Nhận xét