Theo nguyên lý khoa học, tất cả các mẫu vật sống trên cùng một cơ thể để cho ra một dữ liệu ADN duy nhất. Nên việc sử dụng mẫu máu hay mẫu niêm mạc miệng trong xét nghiệm ADN là có giá trị như nhau. Nhưng với từng loại mẫu thì có nhưng ưu, khuyết điểm riêng. Cùng Bionet tìm hiểu xem mẫu nào phù hợp nhất để bạn sử dụng cho xét nghiệm ADN của mình.
SO SÁNH MẪU NIÊM MẠC MIỆNG VÀ MẪU MÁU TRONG XÉT NGHIỆM ADN
Trong xét nghiệm ADN hiện nay, có 2 loại mẫu được dùng để thu thập ADN phổ biến nhất là mẫu máu và mẫu niêm mạc miệng. Đây cũng là hai loại mẫu được xếp vào loại quy trình xét nghiệm thông thường nhất tại các trung tâm xét nghiệm ADN trên toàn quốc cũng như trên thế giới. Hiệu suất tách chiết được ADN của hai loại mẫu này là như nhau, tuy nhiên có sự khác biệt giữa 2 quy trình làm việc với 2 loại mẫu này. Cả hai loại mẫu đều có ưu và khuyết điểm riêng biệt. Do đó, việc chọn loại mẫu nào để thu thập là tùy thuộc vào ý muốn của bạn hoặc do đơn vị xét nghiệm mà bạn chọn hướng dẫn cho bạn.
Làm cách nào để thu mẫu niêm mạc miệng và mẫu máu?
Về nguyên lý khoa học, tất cả các mẫu vật chứa ADN nhân của cùng một người đều cho ra một kết quả phân tích duy nhất nên ADN thu thập được từ máu và ADN thu thập được từ mẫu niêm mạc miệng không có gì khác biệt. Do đó, việc xét nghiệm ADN bằng mẫu máu hay xét nghiệm ADN bằng mẫu niêm mạc miệng đều mang lại kết quả chính xác như nhau. Có nhiều cách để bạn có thể thu thập hai loại mẫu này:
• Máu dạng lỏng: nhân viên thu mẫu sẽ dùng kim (kèm ống xi-lanh) để rút máu từ tĩnh mạch của bạn và chuyển vào tube (ống) đựng máu chuyên dụng.
• Máu dạng khô: Bạn sẽ được sử dụng kim trích máu để tạo một lỗ nhỏ tại nơi cần lấy mẫu (thường là ở đầu ngón tay), máu sẽ từ lỗ nhỏ này sẽ được thấm vào thẻ FTA chuyên dụng (hoặc bông tiệt trùng, tăm bông) và để khô tự nhiên, lượng máu cần thu thập chỉ từ 1 -2 giọt.
Máu khô trên tăm bông
Cách thu mẫu niêm mạc miệng:
• Phương pháp khô: dùng que tăm bông áp sát và quẹt vào thành má trong (hoặc có thể chạm vào vùng nướu răng của bạn) để làm bong tróc lớp niêm mạc ở đây vào đầu tăm bông. Phương pháp này có thể chứa vi khuẩn từ răng của bạn.
• Phương pháp ướt: phương pháp này dùng đến chất lỏng trung gian. Bạn sẽ súc miệng bằng chất lỏng này, sau đó nhổ vào dụng cụ đựng mẫu chuyên dụng. Quy trình này cũng có thể có chứa vi khuẩn trong mẫu của bạn.
• Phương pháp không xâm lấn: phương thức không xâm lấn là phương pháp không tác động gì đến bạn, bạn chỉ cần nhổ mẫu nước bọt vào dụng cụ đựng mẫu có chứa sẵn (hoặc cho vào ngay sau đó) một số chất để loại bỏ vi khuẩn nhằm bảo vệ mẫu.
Hiện nay tại hầu hết các đơn vị xét nghiệm, mẫu niêm mạc miệng thường được thu theo phương pháp khô, vì lượng mẫu thu mẫu sẽ được nhiều trong một lần thu thập và rất thuận tiện trong việc lưu trữ cũng như vận chuyển.
Tại trung tâm xét nghiệm, người tham gia xét nghiệm sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, sẽ được nhân viên thu mẫu kiểm tra lại các thông tin, danh tính của những người tham gia xét nghiệm và tiến hành thu thập mẫu mà khách hàng đã lựa chọn. Với mẫu niêm mạc miệng thì tăm bông sẽ được đưa vào thành má trong quẹt nhẹ nhàng. Sau đó mẫu có chứa ADN này được để vào trong phong bì đựng mẫu. Việc lưu trữ cẩn thận cho việc tách chiết ADN diễn ra sau đó. Việc thu mẫu máu cơ bản cũng giống mẫu niêm mạc miệng. Tuy nhiên, có một số khách hàng không thích việc trích máu nên thường có sự lo lắng trước khi thu mẫu. Quy trình thu mẫu máu hay niêm mạc miệng đều diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và tương đối đơn giản. Tuy nhiên như đã đề cập đến ngay từ ban đầu, loại mẫu nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng như một số điểm được liệt kê dưới đây:
Ưu và khuyết điểm của mẫu niêm mạc miệng
Mẫu niêm mạc miệng có được những ưu điểm như sau:
• Áp dụng được cho mọi độ tuổi.
• Không sử dụng đến kim, không gây thương tổn nào trên da.
• Quy trình thu mẫu nhanh chóng, không gây đau.
• ADN thu thập và bảo quản đúng cách có chất lượng tốt vô thời hạn.
• Các nhà khoa học dễ dàng tách chiết ADN và xét nghiệm hơn.
• Người được thu mẫu hoàn toàn thoải mái, không bị áp lực về việc thu mẫu.
• Chi phí để thu thập và phân tích loại mẫu này cũng phải chăng.
• Có thể tự thu mẫu tại nhà mà không cần kĩ thuật chuyên môn.
Bên cạnh đó, mẫu này cũng có vài khuyết điểm chính như:
• Có thể bị vi khuẩn tấn công vào mẫu vật nếu bảo quản không khô thoáng.
• Do tế bào chứa ADN không thể nhìn thấy nên không thể kiểm tra sự hiện diện của ADN một cách trực quan.
Ưu và khuyết điểm của mẫu máu
Việc thu mẫu máu để xét nghiệm ADN có những ưu điểm riêng như:
• Máu sạch được chứa trong ống tránh được nguy cơ bị nhiễm bẩn.
• Quy trình thu mẫu nhanh chóng.
• Các mẫu máu hoàn toàn có thể thấy bằng mắt thường.
Tuy nhiên, mẫu máu sẽ không thuận tiện xét nghiệm khi người tham gia xét nghiệm có truyền máu trong thời gian gần hoặc ngay trước thời điểm xét nghiệm ADN, do khi phân tích kết quả sẽ cho ra hai loại ADN riêng biệt. Mặc dù trường hợp này ít khi xảy ra nhưng vẫn cần được cảnh báo trước. Ngoài ra, việc thu mẫu máu cũng còn tồn tại một số khuyết điểm do yếu tố khách quan, ví dụ như:
• Vì dùng kim nên sẽ gây thương tích trên da, và cảm giác đau hoặc khó chịu cho người được thu mẫu.
• Cần thay đổi đầu kim dùng lấy máu do mạch máu quá nhỏ (đối với phương pháp thu mẫu máu dạng lỏng)
• Trẻ em có thể khóc la, sợ hãi nếu phải lấy máu.
• Việc thu mẫu diễn ra nhanh chóng nhưng không nhanh như thu mẫu niêm mạc miệng.
• Quá trình thu mẫu cần người có kỹ thuật chuyên môn.
Với những phân tích vừa nêu, bạn thấy cả hai loại mẫu đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điều quan trọng là kết quả xét nghiệm của bạn có được từ hai loại mẫu là như nhau cả về độ chính xác và độ tin cậy. Từ góc độ thực tế, bạn chọn loại mẫu nào trong hai loại trên không quan trọng, mà quan trọng là bạn cần một trung tâm xét nghiệm adn có kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc.
Nhận xét
Đăng nhận xét