Các triệu chứng cảnh báo ung thư phổi

Thời tiết thay đổi khiến chúng ta dễ mắc phải các bệnh lý ở đường hô hấp, gây ho kéo dài. Tuy nhiên, nếu ho hơn 3 tuần không khỏi lại kèm theo các dấu hiệu khác, bạn cần đi khám ngay, bởi ho kéo dài có thể liên quan tới nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư phổi.



Triệu chứng của nhiều bệnh lý từ thông thường cho tới nguy hiểm
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các vật lạ, chất tiết, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp.
Ho kéo dài được định nghĩa là những cơn ho kéo dài trên 3 tuần. Khi gặp tình trạng này, mặc dù đã sử dụng thuốc trị triệu chứng mà không khỏi, người bệnh nên đi khám chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân, bởi ho kéo dài có thể liên quan tới nhiều bệnh lý, từ thông thường như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi nhiễm các vi rút, vi khuẩn trong không khí, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, chúng ra dễ bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm mũi, viêm họng, viêm xoang. Các căn bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp này có thể gây ra những cơn ho cấp tính hoặc mạn tính.
Cho đến các bệnh nghiêm trọng hơn hơn:
Ho kéo dài là một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh ở đường hô hấp
- Viêm phổi: Khi bị viêm phổi, chúng ta cũng sẽ thấy xuất hiện những cơn ho, thường là ho khan, ho dai dẳng, ho nhiều về đêm.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ gây ra tình trạng ho dai dẳng trong thời gian dài, kèm theo khó thở, thở khò khè, đau tức ngực
- Bệnh lao phổi: Nguyên nhân gây lao phổi là do trực khuẩn. Khi bị lao phổi, người bệnh sẽ thấy xuất hiện cơn ho kéo dài có kèm đau tức ngực, đổ nhiều mồ hôi về đêm.
- Ung thư phổi: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi là ho dai dẳng, với ước tính từ 47% đến 86% bệnh nhân có triệu chứng này. Trong khi một số người không có triệu chứng nào ở giai đoạn đầu, thì ở một số người, ho dai dẳng có thể là triệu chứng đầu tiên ở giai đoạn sớm. Ngoài ho kéo dài, người bệnh có thể bị ho ra máu, hoặc đờm có lẫn máu hoặc tia máu.
Ở những người khỏe mạnh, ho là một cơ chế tống các chất lạ ra khỏi đường hô hấp. Trong ung thư phổi, ho có thể xảy ra khi các mô khối u kích thích các thụ thể trong đường hô hấp gây ho, hoặc do phản ứng viêm của cơ thể, kích thích các dây thần kinh trong đường hô hấp. Ngoài ra, ung thư phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, tích tụ dịch trong khoang ngực. Tràn dịch màng phổi cũng có thể gây ho.
Các triệu chứng khác cảnh báo ung thư phổi
Ngoài ho dai dẳng không dứt, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác kèm theo như:
- Thở khó khăn, thở gấp, thở khò khè hoặc khó thở
- Đau ngực liên tục
Khi bị ung thư phổi, ngoài ho kéo dài, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau tức ngực, ho ra máu…
- Giọng nói thay đổi, khàn hơn
- Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi
- Thường xuyên cảm thấy rất mệt mỏi
- Đau mỏi cơ đặc biệt là vai, tay và ngón tay
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Các triệu chứng liên quan tới ung thư phổi như nêu trên có xu hướng không những không biến mất, mà còn ngày càng nặng hơn.
Chẩn đoán sớm ung thư phổi
Cũng theo các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, ung thư phổi dễ nhầm lẫn với các bệnh ở đường hô hấp nên việc phát hiện sớm và chính xác bệnh vô cùng cần thiết. Do đó, người bệnh cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
Ngoài thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh bản thân và gia đình, căn cứ vào các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán như:
- Chụp X-quang phổi: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện được những tổn thương ở phổi, xác định vị trí, kích thước của khối u trong phổi (nếu có).
Người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này thường được sử dụng sau khi bệnh nhân đã tiến hành chụp X-Quang và nghi ngờ khối u xuất hiện trong phổi.
- Kiểm tra tế bào học đờm: Chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi sẽ được xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư.
- Xét nghiệm hút dịch phổi: Một ống kim dài được dùng để lấy chất lỏng (dịch màng phổi) từ lồng ngực nhằm xét nghiệm tế bào ung thư.
- Nội soi phế quản: Một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) được đưa qua mũi hoặc miệng vào phổi và lấy mẫu xét nghiệm ung thư
- Chọc hút bằng kim mảnh: Một kim nhỏ được dùng để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết.
- Mở sinh thiết: Trong trường hợp các mô khối u khó sinh thiết thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết thông qua một vết rạch ở thành ngực.

Nhận xét