Chúng ta đều biết rằng các yếu tố môi trường và thói quen có thể dẫn tới ung thư, chẳng hạn như hút thuốc, tiếp xúc với ô nhiễm. Nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy đôi khi, phản ứng của hệ miễn dịch với 1 vi rút có thể gây ra đột biến ung thư.
Nghiên cứu của TT Ung bướu, ĐH Colorado cho thấy các enzyme được tạo bởi hệ miễn dịch để phản ứng với một vi rút xâm nhập có thể gây ra đột biến ung thư.
Theo thông tin đăng tải trên Gen News, enzyme APOBEC3 sẽ được giải phóng để “tấn công” vi rút theo cách xâm nhập vào ADN của vi rút để vô hiệu hóa nó.
Tuy nhiên, nó cũng có thể cạnh tranh với ADN trong cơ thể theo cùng cách, làm tăng ngu cơ ung thư.
Giả thuyết này giải thích tại sao nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV) lại dẫn tới ung thư.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng enzyme APOBEC3 có thể gây đột biến gen mà liên quan với khoảng 40% ca ung thư cổ tử cung dương tính với HPV.
“Chúng ta biết có một số cơ chế gây ra những đột biến này. Ví dụ tia cực tím (UV) có thể gây ra các đột biến dẫn tới ung thư da và hút thuốc có thể gây đột biến dẫn tới ung thư phổi”, TS Dohun Pyeon, cho biết. “Nhưng ngày càng nhiều ung thư chúng ta không biết nguồn nào đã gây ra đột biến. Và các enzyme họ APOBEC3 có thể giải thích một số đột biến được tạo ra như thế nào. Trên thực tế APOBEC3A có thể kích hoạt theo nhiều cách - không chỉ là nhiễm vi rút HPV - mà hoạt động của nó còn gây ra nhiều loại ung thư khác”.
Nghiên cứu hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng cần tiến hành thêm các thử nghiệm để hướng tới những phương pháp ngừa ung thư hiệu quả.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng ngoài enzyme, còn có các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đột biến gây ra ung thư và họ hy vọng sẽ phát hiện chúng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Nguồn: Dân trí
Nhận xét
Đăng nhận xét