Trường hợp của Hiểu Hiểu, cô gái 23 tuổi đến từ Vũ Hán (TQ) thường xuyên bị ngứa chân, sau khi đến bệnh viện khám, kết quả cô bị nhiễm trùng đường tiểu, thận đã bị hỏng. Nguyên nhân dẫn đến cũng chính là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của cô.
Hiểu Hiểu đang nằm trên giường bệnh, cảm thấy đầy tuyệt vọng với quãng thời gian sau này. Vừa mới tốt nghiệp đại học năm ngoái, cô đã nghĩ bản thân cuối cùng cũng có thể chia sẻ gánh vác, giúp đỡ cha mẹ. Hiểu Hiểu nỗ lực không ngừng trong công việc, thức đêm để tăng ca hàng ngày. Đối với những cô gái khác đều thích làm đẹp, thường tiêu tiền vào việc mua mỹ phẩm, nhưng riêng Hiểu Hiểu, ngoài việc chi tiêu ăn uống thì cô đều rất tiết kiệm.
Hiểu Hiểu không ngờ dấu hiệu ngứa chân lại gây bệnh ra bệnh nặng (Ảnh minh họa)
Bắt đầu từ nửa năm trước, Hiểu Hiểu đột nhiên phát hiện khi đi ngủ, chân của cô trở nên ngứa ngáy, rất khó chịu. Tuy nhiên cô cho rằng đó là vì thay đổi thời tiết, chăn không được giặt sạch sẽ mà dẫn đến. Hôm sau, cô đem chăn đi giặt sạch, nhưng sau đó chẫn vẫn bị ngứa, đặc biệt càng ngày ngứa càng nhiều.
Khi Hiểu Hiểu về nhà thăm người thân có kể lại với bố mẹ về hiện tượng bất thường này. Lo lắng cho con gái, bố mẹ cô lập tức đưa đến khoa hóa nghiệm của bệnh viện làm kiểm tra nguyên nhân của việc dị ứng và kiểm tra máu thông thường. Sau khi khám, bác sĩ có một chút bất ngờ và không dám tin.
Chỉ số creatinine trong máu của Hiểu Hiểu cao gấp 100 lần người bình thường, điều này chỉ ra thận của cô đã bị hỏng nặng
Bởi theo báo cáo kiểm tra sức khỏe, chỉ số creatinine trong máu của Hiểu Hiểu đạt 900 mmol/l, gấp lơn 100 lần so với creatinine của người bình thường. Creatinin ra khỏi cơ vào máu, được lọc ở cầu thận rồi bài xuất qua đường nước tiểu. Khi cầu thận bị tổn thương, creatinin tăng trong máu sớm hơn so với urê (sản phẩm thoái hóa cuối cùng của protein, cũng thải ra chủ yếu qua nước tiểu), phản ảnh tổn thương chức năng của thận.
Kết quả kiểm tra gần nhất, khiến Hiểu Hiều và bố mẹ cô đều choáng váng, bởi thận của Hiểu Hiểu căn bản đã bị hỏng, tình hình này của Hiểu Hiểu chính là bị nhiễm trùng đường tiểu.
Tại sao Hiểu Hiểu lại bị nhiễm trùng đường tiểu?
Khi hỏi về cuộc sống thường ngày của Hiểu Hiểu, bác sĩ biết rằng, Hiểu Hiểu bình thường công việc rất nhiều, thời gian uống nước, và số lần uống nước cũng rất ít. Ngoài ra, vì tranh thủ thời gian để hoàn thành công việc, nên việc ăn thức ăn nhanh đã trở thành chuyện bình thường đối với Hiểu Hiểu.
Hiểu Hiểu còn nói, mỗi lần ra ngoài mua đồ, đồng nghiệp sẽ luôn mang về cho cô một thứ đồ uống miễn phí. Nghe lời giải thích của Hiểu Hiểu, bác sĩ phán đoán, nhiễm trùng đường tiểu của Hiểu Hiểu, chính là vì chế độ ăn uống bất thường tạo thành.
Đồ ăn nhanh và nước ngọt là một trong những thủ phạm gây nên bệnh của Hiểu Hiểu.
Trong cuộc sống hàng ngày, uống quá ít nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây áp lực lên quả thận càng ngày càng lớn, đối với sức khỏe có ảnh hưởng rất nhiều. Tiếp theo lượng dầu mỡ và muối trong thực phẩm ăn nhanh, cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Đặc biệt Hiểu Hiểu lại rất thích uống đồ ngọt, lượng đường sau khi đi vào cơ thể, gây tổn hại đến mao mạch huyết quản của thận, khiến tổ chức thận bị vỡ, ảnh hường đến việc loại bỏ các độc tố trong cơ thể, không ngừng kích thích histamine (một loại amin), khiến da ngứa ngáy khác thường.
Trên lâm sàng, creatinine trong máu đạt tới 770 mmol/l, chỉ ra rằng phần thận bị tổn thương đạt tới 80%. Nếu lượng creatinin trong máu đạt tới 900 mmol/l, cho thấy suy thận bởi thận đã cơ bản bị hỏng và bệnh nhiễm trùng đường tiểu chính là xuất hiện như vậy.
Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Trường hợp Hiểu Hiểu bị tổn thương thận cũng là bị nhiễm trùng đường tiểu
Đường tiểu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận, trong đó có 2 niệu quản và 2 quả thận (bên trái và bên phải). Mọi nguyên nhân làm cản trở đường tiểu, tổn thương đường tiểu đều có thể gây nên nhiễm trùng đường tiểu.
Ngoài việc ngứa ở chân như Hiểu Hiểu, còn một số dấu hiệu nhận biết bị nhiễm trùng đường tiểu:
Phù thũng: Nếu ở giai đoạn đầu, cảm thầy phần mặt bị phù thũng thì bạn phải chú ý, có thể là do mất cân bằng chuyển hóa nước trong cơ thể.
Thiếu máu: Nếu bình thường bạn không bị thiếu máu, nhưng đột nhiên đi kiểm tra xuất hiện tình trạng bị thiếu máu, tốt nhất nên đi kiểm tra thận để biết rõ tình hình sức khỏe.
Cách phòng bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày làm một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ thận.
Để phòng viêm tiết niệu, mọi người nên cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1,5 - 2 lít).
Không nên nhịn tiểu, bởi vì, nếu làm như vậy nước tiểu sẽ ứ đọng trong bàng quang rất dễ nhiễm trùng ngược dòng. Nên vận động cơ thể hàng ngày để tiểu tiện được bình thường.
Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận vùng kín, với phụ nữ không dội nước (hoặc xịt nước) từ phía sau ra phía trước để tránh đưa chất bẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu và bộ phận sinh dục ngoài.
Nhận xét
Đăng nhận xét