Bảng xếp hạng tỷ lệ ung thư của WHO



Ngày 12/9 vừa qua, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố bảng xếp hạng tỷ lệ ung thư đã hiệu chỉnh theo tuổi (số trường hợp ung thư/100.000 dân) ở cả hai giới của 185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Australia là quốc gia đầu tiên trong bảng đánh giá 468:100.000), Mỹ có tỷ lệ mắc ung thư đứng thứ 5 thế giới với tỷ lệ 352,2:100.000), Trung Quốc có tỷ lệ mắc ung thư đứng thứ 68 thế giới trong khoảng 201,7:100.000 và Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư đứng thứ 99 thế giới khi có tỷ lệ 151,4:100.000.

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư hiện nay đang có xu hướng tăng dần tại các nước, trong đó có đến 70% ở các nước đang phát triển. WHO cho biết, có đến khoảng 18,1 triệu người phát hiện mắc ung thư trong năm 2018, trong đó khoảng 9,6 triệu người trong số này tử vong.


Theo nghiên cứu tại Việt Nam, số ca ung thư mới tăng từ 68.000 người lên đến 164.671 người chỉ trong 18 năm (2000 - 2018) và dự tính con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên tới 200.000 ca trong năm 2020. Trong đó, số ca ung thư ở Việt Nam tăng lên gần 165.000 ca/96,6 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Những con số biết nói trên cho thấy, tổng quan, tình trạng ung thư tại Việt Nam không quá cao, nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư tương đối lớn. Mặc dù nằm ở vị trí thứ 99 trên thế giới về số người mắc ung thư nhưng Việt Nam lại đứng thứ 56/185 đất nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ tử vong do ung thư (Chiếm 104,4:100.000 dân). Trong năm 2016, tỷ lệ tử vong của Việt Nam ở mức 110/100.000 dân.

Theo PGS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phòng chống ung thư Việt Nam, xu hướng các bệnh ung thư đều gia tăng nhanh chóng từ năm 2000 trở lại đây. Trong đó, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam bao gồm: Ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư đại tràng và ung thư vú.

Sự gia tăng nhanh chóng của các ca ung thư ở Việt Nam cũng cho thấy tình trạng ung thư tại Việt Nam với nhiều người trẻ tuổi được phát hiện bệnh. Dự kiến trong năm 2018, với những con số lớn đã cho thấy đây là tình trạng đáng báo động được các cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư trực thuộc Liên hợp quốc vừa công bố. Châu Á ước tính chiếm một nửa ca mắc bệnh mới và hơn một nửa số ca tử vong.


Trong những con số đó, ung thư phổi là nguyên nhân chủ yếu gây nhiều ca tử vong nhất tại Việt Nam, tình trạng ung thư này gặp ở cả nam giới và nữ giới. Ung thư trực tràng và ung thư vú xếp thứ hai và thứ ba. Theo các chuyên gia cho biết, tỷ lệ các loại bệnh ung thư này tăng lên do nhiều yếu tố như: Lão hóa dân số, lối sống, chế độ ăn uống,...

Ước tính, mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 315 người mất vì ung thư, con số này cao gấp 12 lần so với tai nạn giao thông. Ung thư đã và đang là gánh nặng toàn cầu, trong đó, Việt Nam là một trong những đất nước “nạn nhân” của căn bệnh này.

Như VTV đã đưa tin, thống kê tại bệnh viện K trong 6 tháng đầu năm 2018, riêng số lượt khám là 196.700 ca, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm, bệnh viện cũng đã mổ trên 10.000 ca ung thư và số lượt điều trị hóa chất là 22.000 bệnh viện. Con số xạ trị cũng rất ấn tượng là gần 14.000 bệnh nhân. So với con số của năm 2017 đều tăng ít nhất 10-15%.

Với tình trạng ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng như hiện nay cho thấy, mỗi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, thực hiện khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm ADN tầm soát ung thư và chẩn đoán bệnh di truyền giúp phát hiện những đột biến ngay từ khi có mặt của các tế bào bất thường mà chưa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tại GENTIS đã triển khai thực hiện dịch vụ phân tích ADN tầm soát ung thư, xét nghiệm ADN chẩn đoán bệnh di truyền để bảo vệ sức khỏe của người dân tốt nhất. Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp gia đình có những hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất để ung thư không có cơ hội tấn công sức khỏe mỗi người.

Nhận xét