Gen trường thọ có thể sống dư trăm tuổi

Ở các thế kỷ trước, ước mơ về tuổi thọ đều lấy con số tròn trăm. Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) viết: “Nhân sinh bách tuế vi kỳ”. Ðại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820) cũng lấy mốc “Trăm năm trong cõi người ta…”. Cho tới thế kỷ 20, ước mơ sống lâu vẫn chỉ xoay quanh ở con số một trăm với câu “chúc sống lâu trăm tuổi”.


Có thể sống dư trăm tuổi

xet nghiem adn gen truong tho

Ước mơ trường thọ có thành hiện thực

Ngày nay, người ta cho rằng ước mơ của con người về tuổi thọ ở các thế kỷ trước như vậy là khiêm tốn. Theo các nhà khoa học thì thời gian sống của bất cứ sinh vật nào cũng gấp 6 – 7 lần thời gian để sinh vật ấy đạt đến độ trưởng thành. Tuổi trưởng thành của người ta bắt đầu từ 20 – 25 cho nên có thể sống lâu đến 150 tuổi và hơn nữa.

Giáo sư Gabriel Simonolf, Trường đại học Bordeaux (Pháp) thì quả quyết, con người có thể sống lâu 120 tuổi mà vẫn khỏe mạnh tỉnh táo. Căn cứ vào hiệu ứng Hayflick (do nhà khoa học Mỹ Leonard Hayflick đã phát hiện và chứng minh), các tế bào của người chỉ phân chia đến giới hạn 50 cộng trừ 10 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Tuổi thọ tùy thuộc vào số lần phân chia này (phân bào), chẳng hạn ở loài ngựa là 20 lần, ở loài mèo 8 lần… Các nhà nghiên cứu đã lập mối liên hệ giữa số lần phân bào với tuổi thọ để đi đến kết luận, tuổi thọ của con người tương ứng với 120 năm. Khi nghiên cứu chu kỳ của tóc cũng thấy một kết quả tương tự. Chu kỳ mọc lại của tóc là 25 lần, mà mỗi sợi tóc bình quân tồn tại được 5 năm – vậy con người có thể sống tới 125 tuổi (5 x 25 lần)…

Hy vọng vào gen nhiệm màu

Liệu có tồn tại những gen đặc biệt nào đó khiến con người tránh được một số căn bệnh và nhờ vậy mà sống khỏe, sống trường thọ? Câu hỏi này từ lâu đã ám ảnh nhiều nhà khoa học. Sự phát triển của sinh học phân tử trong xet nghiem ADN có thể cho phép tiếp cận vấn đề nghiên cứu về lão hóa và hiểu rõ các cơ chế có liên quan, từ đó tìm cách mở rộng giới hạn sống.

Một số nghiên cứu những năm gần đây đã cố tìm hiểu xem các gen ở những người sống lâu liệu có những điều gì khác so với người bình thường. Hoặc tìm kiếm các gen trong các gia đình có nhiều người nổi tiếng siêu thọ, hy vọng tìm ra gen “nhạc trưởng”, hoặc những gen tham gia “dàn hòa tấu” siêu thọ. Có thể những gen này đã bảo vệ họ khi họ già đi.

Trong số đó, có nghiên cứu của các nhà khoa học ở Boston, Massachusetts (Mỹ). Họ đã xem xét nhiễm sắc thể của 137 gia đình (gồm 308 người) trường thọ và đi đến kết luận là có một vùng trên các nhiễm sắc thể có thể chứa một hoặc nhiều gen giúp những người đó sống lâu nhưng vẫn khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Đặc biệt là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Leiden (Hà Lan) đối với 30.500 người (trong số đó có khoảng 500 người có lịch sử gia đình sống thọ), đã phát hiện một số điều đáng lưu ý. Ở 500 người này có các đặc điểm nổi bật như: da của họ có dấu hiệu ít lão hóa và đẹp hơn da những người khác cùng độ tuổi; họ có tỷ lệ mắc bệnh khi về già rất thấp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm trí nhớ… thấp hơn nhiều so với những người khác. Song đặc biệt phát hiện ở 500 người này có một số gen chung, các nhà khoa học đặt tên là methuselah (theo tên một nhân vật sống thọ trong Kinh thánh, với 969 tuổi) bao gồm các gen ADIPOQ được tìm thấy ở khoảng 10% trong số những người bình thường, song ở 30% những người có tuổi thọ cao trung bình là 100 tuổi.

Ngoài ra, còn có gen CETP và Apo C3 được tìm thấy ở 10% những người có tuổi thọ cao. Những gen này cũng đồng thời được một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học Albert Einstein ở New York phân tích tìm ra trong số 500 người sống thọ tại Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng các gen đặc biệt đó đóng góp một phần không nhỏ vào việc kéo dài tuổi thọ và sức khỏe của những người mang gen này. Nhưng dù sao những nghiên cứu như vậy cũng chỉ là bước đầu.

Hiện nay, cuộc tìm kiếm những gen nhiệm màu giúp con người trẻ mãi, lâu già, sống dư trăm tuổi vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn… vẫn đang tiếp tục. Tất nhiên để xác định được vai trò của gen như vậy đòi hỏi một thời gian dài và công sức phải bỏ ra không ít. Nhưng ở thế kỷ 21 này, khoa học đang tiến rất nhanh thì điều đó là có thể và sẽ được giải đáp trong tương lai không xa.

Những gia đình “siêu thọ”

Những năm 60 của thế kỷ 20, ở Iran có cụ Xeit Ali thọ 195 tuổi. Người con trai cụ “sớm qua đời” khi tuổi mới… 120. Lúc đó cụ Ali đang còn 4 người con khác: 2 trai (105 và 90 tuổi), 2 gái (110 và 80 tuổi).

Ở Pakistan có cụ Apden Mohamet sống thọ 180 tuổi, lần theo gia phả thì bố của cụ thọ ngoài 200 tuổi.

Tại Kiev (Ucraina) trước đây có cụ P.Thachenko thọ 120 tuổi. Giở lý lịch 3 đời ra xem thì thấy: bố của cụ sống tới 121 tuổi, mẹ của cụ 117 tuổi và bà nội của cụ 126 tuổi.

Đặc biệt, cụ Mampe, người Nhật, sống vượt qua 2 thế kỷ. Năm 1795 đã ở tuổi 194 mà cụ vẫn chung sống khỏe mạnh với cụ bà 173 tuổi. Con trai của hai cụ cũng đã 153 tuổi và nàng dâu 145 tuổi. Nhật hoàng “kính lão đắc thọ” đã mời cả gia đình cụ Mampe về thăm kinh đô Tokyo. Và 48 năm sau cụ lại được mời tới chốn kinh kỳ dự lễ khánh thành chiếc cầu mới. Lúc đó cụ đã 242 tuổ, cụ bà 221 tuổi và con trai 201 tuổi.

Ở Việt Nam cũng có nhiều người sống qua tuổi 100. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, nước ta có 3965 người đang sống từ 100 tuổi trở lên, trong đó có 17 cụ thọ từ 120-130 tuổi. Đặc biệt, trước đây có cụ Vừ Thị Mỷ (sinh năm 1834 ở bản Lũng Hẩu, xã Thái An huyện Quản Bạ, Hà Giang) năm 1977 thọ 143 tuổi vẫn đi lại bình thường, chăn nuôi gà lợn, tự giặt lấy quần áo… Huyết áp của cụ 140/90mmHg, tim phổi bình thường. Gia đình cụ Mỷ có nhiều người siêu thọ: con gái đầu lòng là Lý Thị Vá khi đó 106 tuổi (có chồng 120 tuổi), người thứ hai là Lý Thị Mai 101 tuổi. Cả 4 người trong gia đình cụ Mỷ được vinh dự nhận lụa mừng thọ của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Còn anh ruột của cụ Mỷ thì mất đã lâu nhưng cũng thọ đến 120 tuổi.

Nhận xét