Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì?



Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì là câu hỏi chung của rất nhiều người khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra tình trạng sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe có thể giúp chúng ta phát hiện được các vấn đề sức khỏe, đề phòng những nguy cơ mắc bệnh nặng, bảo vệ và duy trì sức khỏe con người khỏe mạnh thay vì chỉ có mục đích phát hiện và điều trị bệnh.


Những loại xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh

Ở thời điểm hiện tại, xét nghiệm máu có thể được chia thành hai nhóm chính là xét nghiệm máu thông thường và xét nghiệm ADN tầm soát và chẩn đoán bệnh bằng máu. Trong đó, xét nghiệm máu thông thường có thể cho thấy nguy cơ mắc phải một số loại bệnh nào đó khi có biến đổi trong công thức máu như hồng cầu, bạch cầu,... Xét nghiệm ADN tầm soát và chẩn đoán bệnh bằng máu có thể phát hiện được những bất thường trong bộ nhiễm sắc thể gây ra các hội chứng di truyền, ung thư,...

Xét nghiệm máu thông thường

Có cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu

Lấy máu vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất là lời khuyên của bác sĩ gửi đến những người cần thực hiện xét nghiệm công thức máu. Trước khi thực hiện thu mẫu máu xét nghiệm, người được thu mẫu cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, cà phê, rượu, chè,... trong khoảng 12 tiếng. Kết quả xét nghiệm thể hiện các chỉ số sinh hóa khi làm không đúng thời điểm sẽ không cho được kết quả chính xác với các loại bệnh liên quan đến đường, mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch, gan, mật,... Còn lại những xét nghiệm khác nhau HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… thì không cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm máu biết được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm thực hiện tính số lượng tế bào máu nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe qua các chỉ số sinh hóa máu. Hiện nay, xét nghiệm máu là xét nghiệm phổ biến nhất trong y học, đây được coi là một trong những hình thức kiểm tra sức khỏe định kỳ bắt buộc giúp tầm soát, theo dõi và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.


Tùy thuộc vào từng gói khám theo nhu cầu xét nghiệm của mỗi người khác nhau cho ra kết quả xét nghiệm máu khác nhau. Thực hiện xét nghiệm công thức máu có thể phát hiện ra rất nhiều loại bệnh, trong xét nghiệm máu định kỳ người khám có thể thực hiện xét nghiệm máu phát hiện:

Xét nghiệm công thức máu: Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, qua đó để biết người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.

Xét nghiệm đường máu: Phát hiện bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm mỡ máu: Bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm viêm gan B: Phát hiện bệnh viêm gan B.

Xét nghiệm HIV: Phát hiện nhiễm HIV.

Xét nghiệm máu được tiến hành như thế nào?

Người được lấy máu xét nghiệm được tiến hành thu một vài ml mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay bằng kim tiêm tiệt trùng. Mẫu máu được đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và phân tích. Các bước phân tích được thực hiện thông qua máy phân tích chuyên dụng.

Các chỉ số trung bình trong một thể tích máu

Công thức máu của người khỏe mạnh bình thường trong khoảng 4.300 - 10.800 tế bào /mm3 bạch cầu. 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3 hồng cầu; 150.000 – 400.000 tế bào/cm3 tiểu cầu. Trường hợp khi các chỉ số này vượt mức tỷ lệ trên, thì chứng tỏ cơ thể của người được xét nghiệm đang trong tình trạng bất thường.

Xét nghiệm ADN bằng máu nhằm chẩn đoán và tầm soát bệnh

Thu mẫu máu xét nghiệm ADN tầm soát và chẩn đoán bệnh có cần nhịn ăn?

Đối với thu mẫu trong xét nghiệm ADN từ máu, người được xét nghiệm không cần nhịn ăn, ăn kiêng như khi thực hiện xét nghiệm công thức máu. Người thực hiện xét nghiệm ADN từ máu để tầm soát và chẩn đoán bệnh có thể tiến hành thu mẫu vào bất cứ thời điểm nào trong này, không nhất thiết yêu cầu thu mẫu vào buổi sáng.

Xét nghiệm ADN bằng máu biết được những bệnh gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, sự phân chia bị lỗi (lặp đoạn, mất đoạn, vi mất đoạn) của các tế bào gây ra những đột biến gen khiến cho người bệnh mắc phải những hội chứng di truyền, ung thư. Kết quả xét nghiệm ADN bằng máu cung cấp những thông tin liên quan đến nhiễm sắc thể và gen với những hội chứng di truyền, tầm soát ung thư,...

Thực hiện xét nghiệm ADN chẩn đoán bệnh di truyền, tầm soát ung thư giúp con người nắm được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện những bất thường có thể di truyền sang đời sau hoặc nguy cơ ung thư ngay từ khi các tế bào bệnh chưa tác động đến sức khỏe con người. Xét nghiệm tầm soát ung thư cần được thực hiện định kỳ để xác định tình trạng sức khỏe sớm nhất.

Không chỉ vậy, thực hiện xét nghiệm máu có thể xác định được tình trạng sức khỏe của bé ngay từ khi người mẹ đang mang thai. Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT - illumina có thể thực hiện sàng lọc các hội chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ với độ chính xác lên tới 99,9% với các hội chứng: Down, Edwards, Patau, bất thường nhiễm sắc thể giới tính,... và nhiều hội chứng khác do đột biến nhiễm sắc thể gây ra.

Hiện nay, với sự thay đổi liên tục của môi trường, cuộc sống tác động trực tiếp vào sức khỏe của mỗi chúng ta, gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà chúng ta không thể kiểm soát được. Thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện bệnh định kỳ giúp chúng ta có thể phòng - tránh được nguy cơ mắc ung thư và nhiều loại bệnh khác thay vì chỉ để phát hiện và điều trị. Bên cạnh đó, thực hiện xét nghiệm máu giúp phát hiện gen di truyền mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, tan máu bẩm sinh để các cặp vợ chồng có thể lựa chọn các biện pháp sinh con phù hợp tránh di truyền sang thế hệ sau.

Nhận xét