Nhiều người hoàn toàn không biết bản thân có lượng cholesterol cao trong máu. Đó là lý do vì sao tình trạng này được xem là “kẻ giết người” thầm lặng.
>> xét nghiệm adn không xâm lấn: https://xetnghiemditruyen.com.vn/xet-nghiem-adn-huyet-thong-truoc-sinh-khong-xam-lan/
Cholesterol trong máu cao không có triệu chứng gì cả. Triệu chứng duy nhất thực sự chính là động mạch bị tắc, gây đột quỵ và đau tim.
Trong trường hợp nghiêm trọng, chúng ta có thể thấy cholesterol đọng lại ở gân hoặc vòng trắng quanh tròng đen, MSN dẫn lời bác sĩ người Anh Dermot Neely.
Cholesterol làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tim mạch, một trong những căn bệnh giết người nhiều nhất thế giới. Thói quen ăn uống nhiều chất béo, tinh bột, đường sẽ làm tăng nhanh nồng độ cholesterol trong máu.
Hàm lượng cholesterol thường sẽ tăng đặc biệt tăng cao khi nam giới bước qua tuổi 50 và phụ nữ bước qua tuổi 60, tức sau thời kỳ mãn kinh.
Nếu bạn bị chẩn đoán có cholesterol trong máu cao, cách tốt nhất để hạ mức cholesterol là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Có hai loại chất béo chính là chất béo bão hòa và không bão hòa. Ăn quá nhiều thực phẩm có chất béo bão hòa sẽ làm tăng mức cholesterol máu. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa phổ biến gồm bơ, thịt mỡ, bánh ngọt, bánh quy…
Hãy thay những thứ này bằng cách món chứa chất béo không bão hòa như cá thu, cá hồi, các loại hạt như hạnh nhân, hạt phỉ, óc chó, hạt hướng dương, hạt bí ngô và trái bơ.
Thay vì chiên với nhiều dầu mỡ, hãy chọn những cách chế biến ít dùng dầu mỡ hơn, chẳng hạn luộc, hấp hay nướng.
Một người trưởng thành nên ăn ít nhất 30 gram chất xơ mỗi ngày. Các món giàu chất xơ như trái cây, rau có thể giúp giảm cholesterol. Ngưng hút thuốc và giảm uống rượu cũng có thể giúp hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu, các chuyên gia khuyến cáo.
Nhận xét
Đăng nhận xét