Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung...dưới đây là các biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh phụ khoa.
>> Phân tích ADN cho hỗ trợ sinh sản Clamydia: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-chlamydia
Nguyên nhân bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là tất cả các bệnh lý thuộc cơ quan sinh dục của người phụ nữ như:
Ảnh minh họa (Internet)
- Âm hộ bao gồm môi lớn, môi bé, vùng tiền đình… là những phần có thể quan sát bên ngoài
- Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng... có thể quan sát và cảm nhận được qua việc thăm khám bằng mỏ vịt, bằng tay và siêu âm
Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nữ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ứ dịch vòi trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng…
Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa là:
Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài, sức đề kháng kém.
Mất cân bằng nội tiết tố như: mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín.
Tiến hành các thủ thuật phụ khoa không an toàn: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai,…
Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh phụ khoa
Độ pH ở vùng kín >4,5 khiến cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi gây bệnh viêm nhiễm.
Mặc quần lót chật, làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.
Tắm cùng hồ bơi với người bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên bị lây bệnh.
Dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín bị tổn thương và viêm nhiễm.
Vệ sinh vùng kín kém, không rửa vùng kín trước và sau khi quan hệ, trong kì kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, không chịu thay băng thường xuyên, nước rửa vùng kín không đảm bảo sạch.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Tránh lội và ngâm mình lâu ở vùng nước ô nhiễm.
- Trong kỳ kinh phải dùng băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).
- Cần vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, thoáng, tránh mặc các loại quần bó sát, chật chội
- Không tự thụt rửa âm đạo.
- Không sử dụng chung khăn tắm, đồ lót với người khác.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
- Nên thường xuyên thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa.
Nhận xét
Đăng nhận xét