Ít ai ngờ rằng những loại rau rẻ tiền, gần như có quanh năm sau đây lại là 'thần dược' chống ung thư cực kỳ tốt.
>> xét nghiệm adn cha (mẹ) - con: https://phantichadn.com/xet-nghiem-adn-xac-dinh-moi-quan-he-cha-me-con
Cà tím
Cà tím có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều solanine có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của khối u. Đặc biệt đối với khối u ở hệ tiêu hóa, nó có thể gây ức chế sự tăng trưởng của khối u và ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, chất solanine này có một tác dụng phụ và khi sử dụng quá nhiều, quá liều lượng cho phép nó sẽ gây ra ngộ độc, do đó không thể ăn nhiều hơn 200gr/ngày.
Bông cải xanh
Tác dụng của bông cải xanh là rất nhiều, trong loại rau này có chứa chất glucosinolate, giúp chống lại ung thư rất hiệu quả. Nếu ăn bông cải xanh trong một thời gian dài, nó có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư vú , ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Ngoài việc chống ung thư, bông cải xanh còn chứa một lượng lớn axit ascorbic, có thể tăng cường khả năng giải độc của gan, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bắp cải là 1 trong 10 loại rau chống ung thư hàng đầu. Nếu ăn nhiều có thể giảm ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ảnh minh hoạ: InternetCần tây
Cần tây được sử dụng như một loại rau rau vị yêu thích của nhiều người. Khi ăn nhiều cần tây, nó có thể gây ức chế ung thư do vi khuẩn trong ruột tạo ra. Cần tây giúp cải thiện nhu động ruột, giảm sự tiếp xúc giữa các chất gây ung thư với niêm mạc đại tràng, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Bắp cải
Loại rau trông bình thường này nhưng lại là 1 trong 10 loại rau chống ung thư hàng đầu. Nếu ăn nhiều có thể giảm ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Chúng có rất nhiều lợi ích và đặc biệt là giá thành rẻ, hầu như ai cũng có khả năng mua được.
Ngoài các loại rau kể trên, theo các chuyên gia y tế, các loại rau gia vị như hành, tỏi, lá nguyệt quế, ngò rí,... trở thành một phần quen thuộc trong bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên, bữa ăn của trẻ lại thiếu đi những mùi vị này, chỉ đơn thuần có thịt, cá, rau củ khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, khi trẻ lớn, không ít bé tìm cách gạt bỏ rau gia vị ra khỏi món ăn của mình.
Theo nhóm nghiên cứu của TS Opara, ĐH Kingston, Anh, thành phần polyphenols tự nhiên từ những loại rau này có tác dụng như chất bảo vệ để ngăn ngừa một số bệnh ung thư hiện nay. TS Opara nhấn mạnh, sự kết hợp đa dạng các loại rau gia vị trong thói quen ăn uống có thể mang hiệu quả ngăn ngừa tốt nhất.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc ăn rau gia vị kèm trong bữa ăn không hề dễ dàng và cha mẹ nên tập cho các bé quen dần với việc ăn rau gia vị.
Đối với trẻ em, việc ăn rau gia vị kèm trong bữa ăn không hề dễ dàng và cha mẹ nên tập cho các bé quen dần với việc ăn rau gia vị. Ảnh minh hoạ: InternetĐộ tuổi có thể giới thiệu rau gia vị
- Trẻ từ 8 tháng tuổi có thể giới thiệu một loại rau gia vị.
- 2-6 tuổi, trẻ nên được làm quen ít nhất 2 loại rau gia vị kết hợp
- Trước 8-10 tuổi, trẻ cần làm quen với 5 loại rau gia vị. Một số gợi ý như tỏi, hành tím, hành lá, lá nguyệt quế, gừng, xả, lá chanh, lá tía tô, rau dấp cá, thì là,...
Lượng dùng cho mỗi lần là dưới 2,5 g hoặc 2-3 lá cho khẩu phần ăn 150-200 g.
Cách kết hợp các loại rau gia vị với thực phẩm:
Thì là: Bạn có thể giới thiệu cho bé từ 8 tháng tuổi với lượng 2 lá nhỏ. Loại rau này kết hợp tốt với thịt, cá, giúp làm giảm cảm giác buồn nôn khi ăn, tăng mùi vị.
Tỏi: Sau 1 tuổi, bạn có thể thêm tỏi vào món ăn của bé. Khi sử dụng, ta chỉ nên cho 1-2 tép nhỏ. Đập dập tỏi là phương pháp được khuyên để giải phóng những hợp chất tốt chứa lưu huỳnh. Trẻ dưới 2 tuổi không nhất thiết phải ăn được, chỉ cần quen với vị và mùi.
Hành tím: Trẻ sau 8 tháng tuổi có thể sử dụng 1/2-1 củ hành vừa. Khi chế biến, bạn cắt nhuyễn đều tay, ướp hành cùng cá hoặc thịt gà, thịt lợn, trứng.
Theo nhóm nghiên cứu của TS Opara, ĐH Kingston, Anh, thành phần polyphenols tự nhiên từ những loại rau gia vị có tác dụng như chất bảo vệ để ngăn ngừa một số bệnh ung thư hiện nay. Ảnh minh hoạ: InternetGừng: Bạn có thể giới thiệu cho bé từ 1,5 tuổi. Khi nấu, bạn chỉ nên cho một lát gừng mỏng, cắt sợi hoặc bằm nhuyễn. Gừng hỗ trợ tốt các vấn đề tiêu hóa và trị ho khi kết hợp với một muỗng mật ong tự nhiên. Tuy nhiên, cha mẹ tránh kết hợp gừng trong bữa ăn tối sau 18h.
Với trẻ 1.5-3 tuổi, gừng có thể dùng để ướp hoặc chế biến. Sau 3 tuổi, trẻ có thể quen và uống được nước gừng khi thả chúng vào nước ấm.
Hành lá: Bạn có thể giới thiệu cho con sau 8 tháng tuổi, mỗi lần dùng 1-2 cọng hành. Hành lá giải phóng nhanh hợp chất tự nhiên quercetin khi ở nhiệt độ vừa chín. Hợp chất này có lợi ích trong ngăn ngừa đau khớp và tim mạch. Do đó, việc thêm hành lá vào lúc vừa chín sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Ngò rí: Trẻ sau 9 tháng tuổi phù hợp để giới thiệu loại thực phẩm này. Mỗi lần sử dụng, cha mẹ có thể cho 1-2 cọng ngò. Ngò rí chứa hợp chất tự nhiên làm dịu các cơn khó chịu trong tiêu hóa.
>> xem thêm: xét nghiệm adn họ hàng
Nhận xét
Đăng nhận xét