Cách sử dụng gừng vào bữa sáng


Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng đôi khi bạn cảm thấy thật nhàm chán vì cứ lặp đi lặp lại vài món quen thuộc. Việc này sẽ được giải quyết nhờ có gừng.

>> Xét nghiệm ADN huyết thống: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-adn-huyet-thong


Gừng có thể được xem là siêu thực phẩm đa năng vì có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ điều trị buồn nôn đến giảm đau cơ và có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Dưới đây là 5 cách để dùng gừng vào bữa sáng của bạn.

Cách sử dụng gừng vào bữa sáng

1. Cà phê gừng


Cà phê và gừng tạo ra một bộ đôi chống gốc tự do mạnh mẽ. Món cà phê gừng theo kiểu truyền thống Trung Đông này không chỉ làm tăng hương vị, thơm ngon mà còn có thể hỗ trợ tiêu hóa.

Thực hiện: Bạn chỉ cần thêm ít bột gừng vào tách/ly cà phê (tối đa 1 thìa cà phê/tách).

2. Trà gừng

Trà gừng là một loại thức uống phổ biến để làm nóng cơ thể vào mùa lạnh. Không chỉ ấm áp và thoải mái, trà gừng có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, một tách trà vị cay cay vào buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn, say tàu xe hoặc ốm nghén.


Thực hiện:

Bạn có thể dễ dàng tự pha trà gừng bằng cách nghiền hoặc giã nhuyễn gừng và ủ trong nước sôi 10 phút. Thêm đường cho dễ uống.
Sử dụng trà gừng hòa tan được bán phổ biến trong các cửa hàng, siêu thị.

3. Mứt gừng

Bạn đã bao giờ quết thử một miếng mứt gừng lên trên miếng bánh mì nướng hay bánh quy chưa? Nếu chưa, hãy thử xem thế nào khi bạn cảm thấy không biết ăn gì vào buổi sáng nhé.


Chuẩn bị:

1/2kg củ gừng
1 chén đường trắng
2 thìa súp nước cốt chanh

Thực hiện

Gọt vỏ, cắt gừng thành từng sợi nhỏ hoặc băm nhỏ.
Cho gừng vào nồi cùng với đường và nước cốt chanh. Đun sôi hỗn hợp trong 10 phút hoặc cho đến khi gừng mềm và đường tan.
Giảm nhiệt độ xuống thấp hoặc để lửa liu riu, đậy nắp nồi và đun sôi gừng trong khoảng 30 phút. Khuấy hỗn hợp mỗi 5 – 10 phút.
Tắt bếp. Để nguội ở nhiệt độ phòng.
Cho mứt vào hũ thủy tinh có nắp đậy và cất trong tủ lạnh dùng dần.

4. Sirô gừng

Bạn có thể rưới sirô gừng lên món bánh crepe, món nướng, yến mạch và bánh quế hoặc dùng làm thức
 uống.

Chuẩn bị:

100g gừng gọt vỏ và thái lát mỏng
1 chén đường
1 chén nước

Thực hiện:

Đun sôi nhẹ các thành phần trên trong 30 phút
Lọc hỗn hợp qua rây hoặc lưới để sirô không bị lợn cợn xác gừng.

5. Thêm nước ép gừng vào sinh tố

Khi làm ly sinh tố cho buổi sáng, bạn hãy thử thêm một ít nước gừng vào. Ngoài ra, bạn có thể thêm nước gừng vào món xào và salad trộn.

Nước gừng mang lại những lợi ích sức khỏe, từ việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất đến chống lại vi khuẩn một cách tự nhiên. Gừng cũng đặc biệt tốt để điều trị đau nhức cơ thể, đau bụng kinh và đau nhức do tập thể dục.


Một số lưu ý khi sử dụng gừng

Tác dụng phụ của củ gừng

Gừng được xem là an toàn với phần lớn mọi người nhưng đôi khi gừng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, kinh nguyệt ra nhiều hơn và kích ứng da (nếu bôi gừng lên da).

Ngừng sử dụng gừng và đến bệnh viện ngay khi bạn hay bị bầm tím, chảy máu hoặc chảy máu không dừng và các dấu hiệu phản ứng dị ứng: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Tránh sử dụng gừng cùng với thực phẩm chức năng thảo dược tác động đến cục máu đông. Những thảo dược này bao gồm bạch chỉ (đương quy), ớt chuông, đinh hương, đan sâm, tỏi, bạch quả, hạt dẻ ngựa, nhân sâm, cây dương, cỏ ba lá đỏ, cây cọ lùn, nghệ và cây liễu.

Tránh sử dụng gừng cùng với thực phẩm chức năng làm hạ đường huyết như axit alpha-lipoic, chromium, cây móng quỷ, hạt methi, tỏi, hạt dẻ ngựa, nhân sâm, psyllium….

Không dùng gừng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Không dùng gừng khi chưa được bác sĩ tư vấn đầy đủ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây: nifedipin; các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu như aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, heparin, warfarin, thuốc đái tháo đường, thuốc huyết áp…

Nếu bị sỏi mật, bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng gừng, vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.


2. Liều dùng

Trẻ em từ 2 – 6 tuổi không nên tiêu thụ quá 2mg củ gừng mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng này có thể thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa trước khi cho con ăn gừng.

Người lớn không nên ăn quá 4g mỗi ngày, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ.

Đại học Michigan, Mỹ cho biết trong thời gian mang thai, phụ nữ không nên dùng quá 1g gừng mỗi ngày. Vì vậy, muốn dùng gừng để giảm buồn nôn, thai phụ nên dùng 250mg gừng, tối đa 4 lần/ ngày.

Nhận xét