Một nghiên cứu mới cho thấy rằng uống thuốc kháng sinh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận nhất là ở trẻ em, phụ nữ.
>> Xét nghiệm đột biến gen EGFR: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-dot-bien-gen-egfr
Sau khi phân tích hồ sơ sức khỏe của 13,8 triệu bệnh nhân, các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ em và người lớn được điều trị bằng thuốc kháng sinh uống có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.
Gregory E. Tasian, một chuyên gia tiết niệu nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, Mỹ cho biết: “Tỷ lệ sỏi thận đã tăng 70% trong 30 năm qua, tăng nhiều nhất ở thanh thiếu niên, trẻ em và phụ nữ”. Ông cũng lưu ý rằng sỏi thận hiếm khi xuất hiện ở trẻ em, nhưng trong trường hợp này, trẻ em cũng có nguy cơ mắc sỏi thận.
Uống nhiều thuốc kháng sinh, người bệnh có nguy cơ mắc sỏi thận.
Nghiên cứu cho biết, tiếp xúc với kháng sinh làm tăng đáng kể nguy cơ mắc sỏi thận. Ví dụ, nếu uống các kháng sinh quang phổ rộng (broad-spectrum penicillins), nguy cơ mắc sỏi thận tăng 27%. Những người dùng thuốc sulfa (thuốc kháng sinh chứa các chất chống vi sinh vật chứa nhóm sulfonamide) có nguy cơ mắc sỏi thận cao gấp đôi so với không uống thuốc.
Các nhà khoa học cho biết, kháng sinh làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật ở người, hoặc cộng đồng vi sinh vật trong cơ thể. Mặc dù không kết luận cứ dùng kháng sinh thì sẽ mắc sỏi thận, nhưng bác sĩ Tasian giải thích rằng kháng sinh có thể liên quan tới vi khuẩn đường tiết niệu và ruột từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Ông cho biết: "Chúng tôi đang nghiên cứu một mối quan hệ rủi ro - lợi ích và muốn đảm bảo rằng thuốc kháng sinh cần được sử dụng khi cần thiết, tránh gia tăng các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe".
Nhận xét
Đăng nhận xét