Thiếu máu là một loại bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.
>> Xét nghiệm đột biến gen EGFR: https://gentis.com.vn/xet-nghiem-dot-bien-gen-egfr
Thiếu máu là gì?
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu.
Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy.
Nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu
Tủy xương không sản xuất máu hoặc máu được sản xuất bị phá hủy: Cần được khám chuyên khoa huyết học để được tư vấn và điều trị
Cơ thể bị xuất huyết ở vị trí nào đó: Do trĩ, chảy máu dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh.
Thiếu sắt: Bệnh thiếu máu do thiếu sắt hay gặp ở nữ giới. Phần lớn bệnh thiếu máu là do thiếu sắt trong cơ thế. Phụ nữ dễ bị thiếu máu hơn nam giới do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
Phụ nữ dễ bị thiếu máu hơn nam giới do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở
Các bệnh thiếu máu khác không do nguyên nhân thiếu sắt cần được khám và kiểm tra kỹ với bác sĩ chuyên khoa huyết học.
Khi leo cầu thang, dễ hết hơi hơn người khác
Dễ mệt mỏi, uể oải
Móng tay dễ bị gãy, mọc cong lõm vào
Sắc mặt vàng vọt hoặc xanh xao
Triệu chứng thiếu máu:
Thiếu máu không chỉ gây ra những tác động bên trong cơ thể mà chúng còn biểu hiện ra bên ngoài và chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Ngủ mơ màng ngay lập tức
Chân tay bị phù hoặc tê
Tóc dễ rụng, số lượng tóc đỏ hoặc tóc trắng tăng lên.
Kinh nguyệt không đều, 2-3 tháng không có, hoặc lượng kinh nguyệt quá nhiều.
Chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh nhân thiếu máu
Chế độ ăn dành cho bệnh nhân thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sắt và các vitamin thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bệnh nhân cũng cần được được bổ sung các loại thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Có hai loại chất sắt trong thực phẩm là sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme có trong thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Nonheme được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm tăng cường sắt. Cơ thể con người có thể hấp thụ cả hai loại, nhưng heme thì dễ dàng được hấp thụ hơn.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà điều chỉnh, nhưng tất cả đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Chỉ thông qua thực phẩm thì bệnh nhân sẽ không thể đạt được con số này, vậy nên cần thực phẩm chức năng bổ sung sắt để đảm bảo lượng sắt nạp vào cơ thể.
Đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là protein. Tỷ lệ protein động vật/tổng số protein là >50%
Bổ sung sắt hàng ngày (nếu thiếu máu do thiếu sắt)
Hạn chế sử dụng các chất gây ức chế hấp thu sắt: Trà, cà phê, đậu đỗ cả vỏ, canxi, ăn chay
Ăn các thức ăn tăng cường hấp thu sắt: Protein động vật, vitamin c.
Thực phẩm tốt cho người thiếu máu
Trứng
Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Thịt bò
Nên ăn thịt bò, heo và gan động vật bởi đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng không nên vì thịt chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe tim mạch.
Nước ép củ cải đường
Là loại rau củ có chất tạo máu trong cơ thể, củ cải đường chữa hàm lượng chất sắt phong phú giúp hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp ô xy mới cho cơ thể. Củ cải đường tăng khả năng hấp thu ô xy trong máu gấp 4 lần.
Sữa
Trong sữa chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.
Nho khô
Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.
Mật ong
Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.
Các loại rau có lá màu xanh đậm
Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Đặc biệt, cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.
Nhận xét
Đăng nhận xét