Lưu huỳnh trong thực phẩm có thể có mùi khó chịu, nhưng nó giúp các mạch máu, tóc, tim và da hoạt động tốt. Ăn thực phẩm giàu lưu huỳnh cũng giúp chống lại các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường, theo Natural News.
>> Bảng giá làm thẻ hồ sơ ADN cá nhân: https://gentis.com.vn/bang-gia-lam-the-ho-so-adn-ca-nhan
Là khoáng chất nhiều thứ ba trong cơ thể, lưu huỳnh có mặt khắp nơi trong cơ thể. Đa số mọi người có khoảng 140 gram lưu huỳnh trong cơ thể. Và nguồn cung cấp lưu huỳnh chính là từ thực phẩm.
Đa số trái cây chứa ít lưu huỳnh, chỉ có chuối, dừa, cà chua và dưa hấu có đủ lượng chất dinh dưỡng.
Ngược lại, nhiều loại rau có chứa lưu huỳnh. Các loại rau họ cải như súp lơ xanh, cải Brussels, cải thảo và xà lách là những nguồn nhiều lưu huỳnh đến kinh ngạc, từ lá đến những phần khác của cây. Các loại cây họ hành tỏi như tỏi, hành boa rô và hành tây cũng nhiều không kém.
Khoáng chất lưu huỳnh cũng giúp ngăn ngừa cục máu đông và kiểm soát cholesterol. Các loại đậu cũng cung cấp rất nhiều lưu huỳnh. Người ăn chay có thể nhận đủ lượng lưu huỳnh khuyến cáo hằng ngày từ các loại đậu và đậu nành, trong khi đậu phụ có hàm lượng lưu huỳnh và protein không thua thịt.
Các sản phẩm động vật có lượng lưu huỳnh cao. Nhiều sản phẩm sữa và hầu hết các loại thịt có chứa lưu huỳnh. Lòng đỏ trứng cung cấp lượng lớn lưu huỳnh.
Sự hiện diện với lượng lớn của lưu huỳnh trong cơ thể con người và rất nhiều nguồn thực phẩm cho thấy tầm quan trọng của nó.
Sau đây là một số chức năng quan trọng nhất của lưu huỳnh
Ngăn ngừa ung thư
Lưu huỳnh có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của một số bệnh ung thư. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng hợp chất của lưu huỳnh là Glucosin có khả năng phá vỡ sự phát triển của các tế bào ung thư đại tràng, phổi, buồng trứng, tuyến tiền liệt và dạ dày. Glucosin cũng vô hiệu hóa các chất gây ung thư, ức chế vi khuẩn gây bệnh và chống viêm.
Glucosin có nhiều trong các loại rau họ cải như súp lơ, súp lơ xanh, cải thìa, cải mầm Brussel, cải thảo, cải rổ, củ cải, xà lách xoong, xà lách.
Hỗ trợ chức năng tim mạch
Lưu huỳnh hỗ trợ chức năng thích hợp của tim và mạch máu. Chất này có đặc tính chống ô xy hóa mạnh. Nó cũng hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản nhận thấy rằng lưu huỳnh có thể làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, theo Natural News.
Thúc đẩy sản xuất insulin
Lưu huỳnh thực hiện vai trò quan trọng trong việc sản xuất insulin. Sự thiếu hụt hoóc môn chuyển hóa này sẽ làm cản trở khả năng cân bằng lượng đường trong máu của cơ thể. Sự thiếu hụt lưu huỳnh và insulin khiến một người dễ bị bệnh tiểu đường hơn.
Giảm đau
Hóa chất này có thể hoạt động như một thuốc giảm đau tự nhiên cho khớp và cơ bắp. Lưu huỳnh có mặt trong các loại rau dưới dạng hợp chất lưu huỳnh methylsulfonylmethane. Hợp chất này cũng là thành phần của nhiều loại thuốc giảm đau.
Tăng cường sức khỏe da, tóc
Lưu huỳnh làm cho tóc và da khỏe mạnh và đẹp hơn. Nó liên kết với collagen và keratin - các protein cấu tạo nên tóc, móng và da. Collagen đảm bảo sự mềm mại và đàn hồi của da và mô liên kết trong khớp. Một trong những thành phần của collagen là lưu huỳnh. Chất này trở thành một thành phần trong nhiều sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da, theo Natural News.
Các loại mỹ phẩm thường sử dụng lưu huỳnh để ngăn ngừa hoặc trị mụn trứng cá, vết thâm và cả gàu trên da đầu.
Kiểm soát lượng đồng trong cơ thể
Lưu huỳnh có thể giúp kiểm soát nồng độ đồng trong cơ thể. Hầu hết mọi người có nhiều đồng hơn một chút so với nhu cầu. Nếu đồng quá nhiều sẽ gây ngộ độc, gây tổn thương các cơ quan và nguy hiểm cho cơ thể.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lưu huỳnh có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đồng không bị dư thừa trong cơ thể.
Những người không dung nạp lưu huỳnh và bệnh nhân mắc hội chứng ruột bị rò rỉ và ruột non bị tắc do vi khuẩn, nên tuân theo chế độ ăn ít lưu huỳnh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc ăn thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều lưu huỳnh, theo Natural News.
Nhận xét
Đăng nhận xét