Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, từ năm 2000-2016, chiều cao trung bình của nam là 164,4cm và nữ 153,4cm (nam giới tăng 2,1cm, nữ giới tăng 1cm trong 16 năm). Một câu hỏi đặt ra: Vì sao người Việt... lùn như vậy?
Người Việt lùn thứ 4 thế giới
Theo số liệu Tổng điều tra và giám sát dinh dưỡng, năm 1975, chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam là 160cm ở nam giới và 150cm ở nữ giới. So sánh số liệu năm 1875 và năm 1937 với số liệu năm 1975, chiều cao người Việt Nam gần như không thay đổi.
Năm 2000, chiều cao trung bình nam thanh niên Việt Nam cải thiện hơn khi đạt 162,3cm và nữ là 152,4cm. Từ năm
2000-2016, chiều cao trung bình của nam là 164,4cm và nữ 153,4cm (nam giới tăng 2,1cm, nữ giới tăng 1cm trong 16 năm). Trong đó, nhóm tuổi có chiều cao nhất là 20-24 tuổi. Ở các thành phố lớn, nam giới cao trung bình 167,4cm và nữ giới cao 154,7cm; người ở vùng nông thôn, chiều cao trung bình thấp hơn: nam 164,1cm và nữ 153,2cm. Sự tăng trưởng chiều cao thể hiện rõ nhất ở trẻ em. Năm 2000, chiều cao trung bình trẻ trai 5 tuổi ở Việt Nam là 100,6cm, đến năm 2010 là 109,9cm.
Tạp chí Dân số thế giới (một tổ chức độc lập của Hoa Kỳ) mới đây công bố bảng xếp hạng về chiều cao dân số của các nước trên thế giới, trong đó người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới, chỉ cao hơn người Indonesia (158cm), Philippines (161,9cm) và Bolivia (160cm).
Theo bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức độ tăng trưởng chiều cao của người Việt đang tăng nhanh hơn, song vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn tăng trưởng chiều cao của Tổ chức Y tế thế giới và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản, Campuchia, Trung Quốc...
GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, dù chiều cao người Việt tăng chậm hơn so với các nước, nhưng thời gian gần đây có xu hướng tăng nhanh. Cho nên, trong tương lai, các thế hệ sau hy vọng chiều cao trung bình tiếp tục tăng.
Mặc dù hy vọng như vậy, nhưng một câu hỏi vẫn đặt ra với các chuyên gia dinh dưỡng: Vì sao người Việt lại... lùn như vậy?
Coi nhẹ thể dục thể thao
Nguyên nhân người Việt không cao được nhận định là do thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên, thiếu vận động kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương.
GS Dương Nghiệp Chí, Viện Khoa học thể dục thể thao Việt Nam cho rằng, hiện nay giáo dục thể chất ở các trường học, từ cấp mầm non đến phổ thông, đại học, đều rất kém. Thể dục được coi là môn học phụ, mỗi tuần chỉ có 1-2 tiết và cũng không có môn nào được biên soạn nội dung nhắm vào mục đích giúp các em tăng trưởng chiều cao.
Theo GS Dương Nghiệp Chí, từ năm 1975 trở về trước, chiều cao người Việt không tăng là hệ quả của chiến tranh kéo dài, nền kinh tế còn khó khăn, dân trí thấp. Việt Nam khi ấy thiếu chương trình quốc gia đồng bộ để phát triển thể lực, tầm vóc, bỏ qua những thời kỳ cơ thể phát triển vượt bậc như giai đoạn từ giữa kỳ mang thai (thai nhi tháng thứ 4-6) cho đến tròn một tuổi và thời kỳ tiền dậy thì, dậy thì, trẻ gái thường 9-11 tuổi, sớm hơn trẻ trai khoảng 2 năm.
GS Nguyễn Thu Nhạn, chuyên gia về nội tiết - chuyển hóa - di truyền trẻ em cho biết: Ngoài vận động kém và chưa chú trọng phát triển dinh dưỡng từng thời kỳ, một trong những lý do khiến người nhiều nước ở châu Á có chiều cao thấp là do phụ nữ lấy chồng sớm, đẻ sớm khi chiều cao người mẹ chưa phát triển hết tầm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy, giúp trẻ em tăng chiều cao từ nhỏ rất quan trọng để thúc đẩy chiều cao người trưởng thành.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao trung bình của người dân sẽ quyết định chất lượng vóc dáng thân thể, chất lượng nguồn nhân lực lao động…
Ý thức rõ điều này nên nhiều quốc gia trên thế giớp tập trung cải thiện chiều cao của người dân. Như Nhật Bản trước đây thường bị gọi là “Nhật lùn”, nhưng từ khi quyết tâm thực hiện chính sách nâng cao vóc dáng bằng các biện pháp dinh dưỡng, cụ thể là tổ chức những bữa ăn trưa với dưỡng chất hợp lý, đầy đủ cho trẻ mẫu giáo và tiểu học - lứa tuổi “nền” quyết định chiều cao sau này - cùng với các chương trình giáo dục thể thao tại trường học, người Nhật mất hẳn biệt hiệu “lùn”.
16 năm). Một câu hỏi đặt ra: Vì sao người Việt... lùn như vậy?
Người Việt lùn thứ 4 thế giới
Theo số liệu Tổng điều tra và giám sát dinh dưỡng, năm 1975, chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam là 160cm ở nam giới và 150cm ở nữ giới. So sánh số liệu năm 1875 và năm 1937 với số liệu năm 1975, chiều cao người Việt Nam gần như không thay đổi.
Năm 2000, chiều cao trung bình nam thanh niên Việt Nam cải thiện hơn khi đạt 162,3cm và nữ là 152,4cm. Từ năm
2000-2016, chiều cao trung bình của nam là 164,4cm và nữ 153,4cm (nam giới tăng 2,1cm, nữ giới tăng 1cm trong 16 năm). Trong đó, nhóm tuổi có chiều cao nhất là 20-24 tuổi. Ở các thành phố lớn, nam giới cao trung bình 167,4cm và nữ giới cao 154,7cm; người ở vùng nông thôn, chiều cao trung bình thấp hơn: nam 164,1cm và nữ 153,2cm. Sự tăng trưởng chiều cao thể hiện rõ nhất ở trẻ em. Năm 2000, chiều cao trung bình trẻ trai 5 tuổi ở Việt Nam là 100,6cm, đến năm 2010 là 109,9cm.
Tạp chí Dân số thế giới (một tổ chức độc lập của Hoa Kỳ) mới đây công bố bảng xếp hạng về chiều cao dân số của các nước trên thế giới, trong đó người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới, chỉ cao hơn người Indonesia (158cm), Philippines (161,9cm) và Bolivia (160cm).
Nhiều chương trình hoạt động thể chất đã được tăng cường tại các trường học
Theo bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức độ tăng trưởng chiều cao của người Việt đang tăng nhanh hơn, song vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn tăng trưởng chiều cao của Tổ chức Y tế thế giới và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản, Campuchia, Trung Quốc...
GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, dù chiều cao người Việt tăng chậm hơn so với các nước, nhưng thời gian gần đây có xu hướng tăng nhanh. Cho nên, trong tương lai, các thế hệ sau hy vọng chiều cao trung bình tiếp tục tăng.
Mặc dù hy vọng như vậy, nhưng một câu hỏi vẫn đặt ra với các chuyên gia dinh dưỡng: Vì sao người Việt lại... lùn như vậy?
Coi nhẹ thể dục thể thao
Nguyên nhân người Việt không cao được nhận định là do thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên, thiếu vận động kích thích sự phát triển của tế bào xương, tăng chiều dài của xương.
GS Dương Nghiệp Chí, Viện Khoa học thể dục thể thao Việt Nam cho rằng, hiện nay giáo dục thể chất ở các trường học, từ cấp mầm non đến phổ thông, đại học, đều rất kém. Thể dục được coi là môn học phụ, mỗi tuần chỉ có 1-2 tiết và cũng không có môn nào được biên soạn nội dung nhắm vào mục đích giúp các em tăng trưởng chiều cao.
Theo GS Dương Nghiệp Chí, từ năm 1975 trở về trước, chiều cao người Việt không tăng là hệ quả của chiến tranh kéo dài, nền kinh tế còn khó khăn, dân trí thấp. Việt Nam khi ấy thiếu chương trình quốc gia đồng bộ để phát triển thể lực, tầm vóc, bỏ qua những thời kỳ cơ thể phát triển vượt bậc như giai đoạn từ giữa kỳ mang thai (thai nhi tháng thứ 4-6) cho đến tròn một tuổi và thời kỳ tiền dậy thì, dậy thì, trẻ gái thường 9-11 tuổi, sớm hơn trẻ trai khoảng 2 năm.
GS Nguyễn Thu Nhạn, chuyên gia về nội tiết - chuyển hóa - di truyền trẻ em cho biết: Ngoài vận động kém và chưa chú trọng phát triển dinh dưỡng từng thời kỳ, một trong những lý do khiến người nhiều nước ở châu Á có chiều cao thấp là do phụ nữ lấy chồng sớm, đẻ sớm khi chiều cao người mẹ chưa phát triển hết tầm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy, giúp trẻ em tăng chiều cao từ nhỏ rất quan trọng để thúc đẩy chiều cao người trưởng thành.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao trung bình của người dân sẽ quyết định chất lượng vóc dáng thân thể, chất lượng nguồn nhân lực lao động…
Ý thức rõ điều này nên nhiều quốc gia trên thế giớp tập trung cải thiện chiều cao của người dân. Như Nhật Bản trước đây thường bị gọi là “Nhật lùn”, nhưng từ khi quyết tâm thực hiện chính sách nâng cao vóc dáng bằng các biện pháp dinh dưỡng, cụ thể là tổ chức những bữa ăn trưa với dưỡng chất hợp lý, đầy đủ cho trẻ mẫu giáo và tiểu học - lứa tuổi “nền” quyết định chiều cao sau này - cùng với các chương trình giáo dục thể thao tại trường học, người Nhật mất hẳn biệt hiệu “lùn”.
GS Lê Danh Tuyên cho biết: Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho thể dục thể thao trường học. Để có tác dụng trực tiếp, góp phần tăng chiều cao thân thể, Nhật Bản đã nghiên cứu và hướng dẫn những bài tập thể dục đặc hiệu, tập vừa sức, vận động toàn thân, đặc biệt vận động chi dưới, kéo dãn cơ thể. Chỉ trong vòng 15 năm, từ 1960-1975, chiều cao của thanh thiếu niên Nhật tăng thêm 2,8 cm đối với nam và 2,5cm đối với nữ. Nam Nhật Bản có chiều cao trung bình là 172cm, nữ 158cm.
Phải hành động quyết liệt
Năm 2011, Việt Nam đã có đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. Đề án xây dựng các chỉ số sinh học và tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển thể lực, tầm vóc, đề xuất khả năng can thiệp cải thiện thể lực, tầm vóc như bảo đảm dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi, phát triển thể lực, tầm vóc bằng cách tăng giáo dục thể chất đối với học sinh 3-18 tuổi... Kinh phí của đề án được phê duyệt khoảng 6.000 tỉ đồng.
Năm 2016, Chính phủ cũng phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Hàng triệu trẻ em tại nhiều tỉnh, thành phố đã được uống sữa miễn phí.
Năm 2018, Bộ Y tế phát động phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu tại Việt Nam và triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về dinh dưỡng. Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, ban hành các chính sách liên quan đến dinh dưỡng và hoạt động thể lực, khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm tuổi, chăm sóc dinh dưỡng trẻ trong 1.000 ngày đầu đời.
Các chuyên gia cho rằng, đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 phải được cụ thể hóa bằng hành động một cách quyết liệt thì mới hy vọng chiều cao người Việt được cải thiện và không bị nằm trong danh sách “lùn” nhất thế giới.
GS Lê Danh Tuyên cho biết, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025 là tăng chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi, nam đạt 167cm, nữ đạt 156cm. Năm 2030, chiều cao người Việt dự kiến tăng thêm 4cm.
Nhận xét
Đăng nhận xét