Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng thường có khuynh hướng muốn đảm bảo điều kiện vật chất trước rồi tính chuyện sinh son, nhưng lại quên đi việc phải chú trọng đến sức khỏe. Có người chú ý đến sức khỏe, nhưng lại không biết cần làm gì và chuẩn bị gì.
Chị Hoa và anh Quân cưới nhau được 2 năm mới chuẩn bị có con đầu lòng. Không phải vì họ khó có con, mà vì cả hai anh chị muốn ổn định về kinh tế trước. Thế nhưng, niềm vui khi sắp có con chưa kịp trọn vẹn thì bác sĩ cho biết em bé có nguy cơ bị bệnh Thalassemia – bệnh thiếu máu bẩm sinh, một căn bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Bác sĩ tư vấn phải làm thêm các xét nghiệm vì nguy cơ sinh con thiếu máu ở thể nặng thì có nguy cơ phải bỏ thai. Với hi vọng còn nước còn tát, hai vợ chồng đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, từ Bệnh viện phụ sản cho đến Bệnh viện Truyền máu – Huyết học, làm đủ các xét nghiệm với hy vọng có thể sinh con khỏe mạnh mà tâm trạng lúc nào cũng thấp thỏm không yên.
Không để lâu như chị Hoa và anh Quân, Hương và Tùng mới cưới nhau về là lên kế hoạch có con liền, họ cho rằng: để lâu lại khó có con, thôi thì cứ sinh con trước rồi tính sao thì tính. Không nằm ngoài mong đợi, tháng sau, họ báo tin mình sắp có em bé. Nhưng mới hơn 7 tháng thì Hương đã sinh con, vì thiếu tháng và thai bị suy dinh dưỡng nên em bé phải nằm trong lồng kính gần 2 tháng. Bác sĩ cho biết một trong những nguyên nhân gây đẻ non và thai bị suy dinh dưỡng chính là việc người mẹ không đảm bảo về sức khỏe khi mang thai. Giờ Hương mới biết với thân hình siêu gầy, siêu mỏng, trước khi mang thai chỉ nặng chưa đầy 40 kg cộng với việc nghén và lười ăn khi mang thai nên đã gây ảnh hưởng đến con.
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng thường có khuynh hướng muốn đảm bảo điều kiện vật chất trước rồi tính chuyện sinh son, nhưng lại quên đi việc phải chú trọng đến sức khỏe. Có người chú ý đến sức khỏe, nhưng lại không biết cần làm gì và chuẩn bị gì. Để rồi đến khi mang thai, trong lòng vẫn còn những lo lắng, bất an, điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe khi mang thai.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy – PGĐ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM đã đưa ra một số vấn đề cần chú ý cho các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai con đầu lòng:
Cân nặng: Trước khi mang thai, người mẹ cần phải điều chỉnh cân nặng của mình: Cân nặng lý tưởng trước khi mang thai từ 45 – 60kg tùy thuộc vào chiều cao của các chị em. Nếu cân nặng dưới 45kg, chị em phải tăng cường dinh dưỡng để đạt cân nặng này. Vì với cân nặng dưới 45kg khi mang thai thì cả hai mẹ con sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, dễ bị hư thai, sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng, không thông minh, làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh (thai chết lưu và trẻ sơ sinh chết trong tuần lễ đầu tiên sau khi sinh được gọi là tử vong chu sinh),… Nếu mẹ cân nặng trên 70 kg trước khi mang thai thì khi mang thai và sinh nở có rất nhiều biến chứng như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sanh khó,… và con sinh ra có thể dị tật dị dạng, con to, hạ đường máu khi sinh, sang chấn…
Bạn cũng có thể tính chỉ số BMI để biết cơ thể mình gầy hay béo: Chỉ số BMI – hay gọi là chỉ số khối cơ thể – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của mỗi người. Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = Cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Trong đó: Cân nặng tính theo đơn vị kg, chiều cao tính theo đơn vị mét. Nếu chỉ số BMI < 18,5 nghĩa là bạn quá gầy. Nếu chỉ số BMI > 25 nghĩa là bạn thừa cân.
Khám sức khỏe toàn diện cho cả hai vợ chồng trước khi mang thai như: khám và làm xét nghiệm tình trạng nội khoa, ngoại khoa để phát hiện bệnh tiềm ẩn gây nguy hiểm cho mẹ khi mang thai và dễ hư thai như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, thalassemia, nhóm máu hiếm, mẹ nhiễm CMV, các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, HIV,…
Cần chú ý rằng phải dứt điểm các tiêm ngừa như Rubella, viêm gan siêu vi, cúm, ung thư cổ tử cung,… ít nhất một tháng trước khi có thai.
>> tin liên quan: xét nghiệm adn ở đâu tphcm
Nhận xét
Đăng nhận xét