Phụ nữ có thai có thể mắc SXH bất cứ giai đoạn thai kì nào

Phụ nữ có thai có thể mắc SXH bất cứ giai đoạn thai kì nào. Nguy cơ SXH có thể gây ảnh hưởng cho phụ nữ có thai là sẩy thai hoặc thai lưu đặc biệt trong 3 tháng đầu và đẻ non, chuyển dạ sớm hoặc gây chảy máu trong quá trình chuyển dạ.



Xin bác sĩ cho biết nguy cơ thai phụ mắc sốt xuất huyết (SXH) là gì? Vợ tôi có thai được 7 tháng không may mắc SXH đã được bệnh viện truyền và cho uống bổ sung sắt vì thiếu máu, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì khi mẹ bị SXH không? TranUyenNhi9196(@gmail.com)

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) trả lời:

SXH do vi rút Dengue lây truyền bởi muỗi Aedes aegypti, là một loại muỗi vằn sống ở thành thị đốt truyền vi rút từ người bệnh sang người lành. Hiện nay chưa có vắc- xin phòng bệnh.

Triệu chứng của SXH là sốt cao đột ngột, liên tục, đau đầu, đau mỏi người, mệt mỏi, chán ăn,..Giai đoạn sốt kéo dài từ 3-7 ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi có thể xuất hiện các biến chứng nặng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, rong huyết (nữ giới). Một số trường hợp thoát huyết tương dẫn đến cô đặc máu và có thể dẫn tới sốc giảm thể tích, hoặc có thể suy các cơ quan nội tạng như suy gan thận, viêm cơ tim, viêm não- màng não...

SXH không loại trừ một ai kể cả phụ nữ có thai. Phụ nữ có thai có thể mắc SXH bất cứ giai đoạn thai kì nào. Nguy cơ SXH có thể gây ảnh hưởng cho phụ nữ có thai là sẩy thai hoặc thai lưu đặc biệt trong 3 tháng đầu và đẻ non, chuyển dạ sớm hoặc gây chảy máu trong quá trình chuyển dạ. Không có bằng chứng SXH gây lên dị dạng ở thai cho nên phụ nữ có thai mắc SXH sau khi khỏi bệnh sau này vẫn có thể sinh con phát triển bình thường. Trường hợp vợ bạn có thai được 7 tháng và mắc sốt xuất huyết nhưng đã được bệnh viện truyền dịch và bổ sung sắt là theo đúng phác đồ của Bộ Y tế nên bạn không cần quá lo lắng.



>> Các chị e cũng nên làm xét nghiệm dị tật cho thai nhi không xâm lấn để đảm bảo bé khỏe mạnh nhé

Nhận xét