Thai chuyển động bất thường mẹ bầu cần kịp thời xử lý


Theo thống kê, có đến 20% bà bầu kết thúc thai kỳ bằng kịch bản buồn là sẩy thai. Chính vì vậy khi bắt gặp bất cứ dấu hiệu thai yếu nào mà chính bạn tiên lượng không ổn, xin đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay!


Trong đó tiểu ít, ngứa bụng hay con đạp nhiều… tưởng chừng chỉ là những triệu chứng thoáng qua nhưng lại rất đáng lo ngại với phụ nữ có thai. Trong suốt 40 tuần thai mang thai mẹ bầu không nên chủ quan với bất cứ thay đổi gì trong cơ thể mình.

Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thai yếu mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:

Đi tiểu ít, dấu hiệu thai yếu đáng quan tâm

Thông thường, bà bầu sẽ đi tiểu rất nhiều trong suốt thai kỷ bởi sự tác động của nội tiết tố gây áp lực lên bàng quang. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí ngồi cả buổi mà không đi tiểu, rất có thể mẹ đang bị thiếu nước hoặc có dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kỳ.

Kết quả hình ảnh cho зубная боль при беременности

Thai chuyển động bất thường

Những cú máy đạp chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Song, nếu sau thời gian thai máy đều đặn, mẹ nhận thấy rằng bé bỗng dưng hiếu động một cách bất thường.

Bé quẫy đạp quá nhanh trong vòng 12 giờ thì rất có thể thai nhi đang bị ngộp thở do thiếu oxy. Ngược lại, thai máy quá chậm hoặc ngừng hẳn cũng không kém phần nguy hiểm.

Lúc này đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc có nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ rất nguy hiểm.

Mẹ bị ngứa toàn thân

Ngứa ngáy khi mang thai là chuyện bình thường, do thay đổi nội tiết tố mà ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể. Đặc biệt ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân. Triệu chứng ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan.

Đây có thể là những dấu hiệu của hội chứng ứ mật intrahepatic. Bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm kỹ lưỡng khi thấy ngứa bất thường để được phát hiện điều trị sớm.
Cân tăng rất ít hoặc tăng quá nhanh

Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ cũng biểu hiện sự bất ổn của thai nhi trong bụng. Nếu như mẹ tăng cân quá ít, thai nhi trong bụng có thể đang phải đối phó với việc rối loạn sự phát triển. Ngược lại, nếu tăng cân “thần tốc” thì nguy cơ cao sẽ bị tiền sản giật.

10 – 12kg là con số đẹp nhất mẹ nên tính toán khi tăng trọng lượng trong thời gian mang thai. Con số này có thể chênh lệch một chút, tùy vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi người…

Chảy sữa trong thai kỳ

Có những bà mẹ sinh con dạ sẽ có sữa non sớm, từ tuần thứ 30 thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo triệu chứng đau bụng và chảy máu âm đạo. Đặc biệt là người có tiền sử sẩy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý.

Nó có thể liên quan tới sự phát triển bào thai và gây nguy cơ sẩy thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.

Chiều cao tử cung tăng nhanh

Mỗi lần khám thai, bác sĩ đều đo chiều cao tử cung để xác định sự phát triển của thai nhi, đồng thời tính toán kích thước, cân nặng thai nhi. Nếu là đa thai thì chiều cao tử cung tăng nhanh sẽ không có gì đáng lo ngại.

>> tin tức liên quan: xét nghiệm nipt tầm xoát dị tật bẩm sinh

Nhận xét