Thai nhi 26 tuần ở tháng thứ 7, mẹ bầu bị đa ối là một hiện tượng bất thường. Vì vậy, người mẹ phải có những kiến thức về vấn đề này để phòng ngừa và điều trị sao cho đúng cách.
Thai 26 tuần ở tháng thứ 7 của thai kỳ, kích thước thai nhi từ đầu đến chân là 34.6cm, cân nặng 760g
Ở tháng thứ 7 thai kỳ túi ối của các mẹ sẽ trở nên nặng hơn, chật chội hơn vì vậy mà bé cũng bắt đầu đạp nhiều hơn đây là hiện tượng hết sức bình thường và báo hiệu thai nhi khỏe mạnh
Khi thai nhi 27 tuần tuổi thì cơ thể mẹ bắt đầu tăng cân nhanh hơn trung bình Tăng 450g/tuần trong tháng 7.
Đa ối chính là việc tích tụ dư thừa nước ối vượt mức 2000ml trong thai kỳ. Lượng nước ối quá nhiều sẽ tiềm ẩn những nguy bất lợi hại cho cả mẹ và bé.
1. Nguyên nhân gây đa ối ở thai 26 tuần
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đa ối ở tuần thai thứ 26. Một vài lý do có thể kể đến như sau:
- Việc trao đổi chất giữa thai nhi và phần phụ của thai (nước ối, nhau thai, dây rốn…) không như bình thường.
- Thai nhi gặp một số vấn đề di truyền (hở hàm ếch, hẹp môn vị…)
- Mẹ bị tiểu đường thai kỳ, mang song thai hoặc đa thai.
- Thiếu máu hoặc nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé.
2. Đa ối ở tuần 26 của thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu lượng nước ối ở mức cao và không thể tự điều chỉnh được, mẹ và bé có thể sẽ gặp phải một số rủi ro như sau:
- Mẹ bầu có nguy cơ vỡ màng ối sớm vì lượng chất lỏng trong tử cung quá nhiều.
- Ngôi thai lệch, ở vào vị trí không thuận lợi.
- Bong nhau thai.
- Sa dây rốn.
- Thai nhi sẽ bị hạn chế về mặt tăng trưởng, có các vấn đề đối với sự phát triển của xương.
- Phụ nữ mang thai nếu bị đa ối sẽ có khả năng bị chảy máu hoặc băng huyết sau sinh cao hơn. Nguyên nhân là vì lượng ối lớn khiến cho tử cung bị chèn ép, không có khả năng co lại hoàn toàn như bình thường.
- Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là thai chết lưu.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân dẫn đến đa ối mà những rủi ro có thể khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần các trường hợp mẹ bầu bị đa ối đều không có biến chứng. Theo cơ chế bình thường, cơ thể mẹ sinh ra nước ối và tái hấp thu lại, thai nhi cũng nuốt nước ối nên lượng nước ối có thể sẽ thay đổi sau 24 giờ.
3. Dấu hiệu nhận biết đa ối
- Cách chính xác nhất để nhận biết hiện tượng đa ối là thông qua việc khám thai thường xuyên.
- Ngoài ra, mẹ bầu có thể dự đoán được mình bị đa ối thông qua một vài dấu hiệu điển hình như sau:
+ Bụng của mẹ to hơn so với tuổi thai, nhịp tim thai rất khó nghe.
+ Vòng bụng có số đo lớn hơn 100cm. Cảm thấy bụng căng, khó thở, khó tiêu, tim đập nhanh, hay thở dốc.
+ Phù chân, giãn tĩnh mạch, đau lưng.
4. Những lưu ý với mẹ bầu khi bị đa ối
- Đối với với những trường hợp đa ối khi thai nhi 26 tuần, mẹ bầu cần phải đi khám thai thường xuyên để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng khắc phục phù hợp. Khi đó, mẹ bầu cần phải tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như bụng to lên nhanh chóng, da bụng bị kéo căng và sáng bóng, mệt mỏi, khó thở, chi dưới sưng, xuất hiện các cơn co thắt tử cung, ợ nóng, khó tiêu, táo bón...thì mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Vì đa ối làm cho bà bầu có cảm giác mệt mỏi hơn bình thường nên cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngoài ra, mẹ bầu còn phải chú ý một số điều sau trong chế độ ăn uống của mình:
+ Không ăn mặn và tránh các thực phẩm như cà phê, rượu, đồ có nhiều chất béo.
+ Ăn nhiều các loại trái cây giàu chất xơ, vitamin như: táo, lê, chuối, đu đủ…
+ Hạn chế các loại rau quả chứa nhiều nước như: dưa chuột, rau mồng tơi, rau dền, bầu, bí, cam, bưởi, dưa hấu…
+ Sau bữa ăn không nên nằm xuống.
+ Không ăn trước khi ngủ.
+ Lúc ngủ nên kê cao gối.
- Người mẹ nên có những kiến thức và hiểu biết liên quan đến nước ối để phòng tránh và khắc phục được những tình huống bất thường có thể xảy ra. Nếu được phát hiện và xử lý sớm hiện tượng đa ối thì sức khỏe của mẹ và thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
>> Xem thêm: xét nghiệm adn cần những gì
Nhận xét
Đăng nhận xét