“Mùa” Nobel đã trở lại với giải Nobel đầu tiên được trao cho hai nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo về Y học với công trình nghiên cứu điều trị ung thư.
16h30 ngày 01/10/2018 (Theo giờ Việt Nam), Ủy ban Giải thưởng Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển đã công bố người thắng giải Nobel Y học (tên chính thức là Nobel Y Sinh) về công trình nghiên cứu điều trị ung thư bằng cơ chế ức chế miễn dịch âm tính.
Công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học “kiệt xuất” – Một người Mỹ và Một người Nhật Bản đã giành giải với nghiên cứu tìm ra cách lợi dụng hệ thống miễn dịch, giải phóng cơ thể ức chế tế bào miễn dịch nhằm chống lại ung thư. Kết quả công trình nghiên cứu của họ đã mở ra những nguyên lý mới trong việc điều trị ung thư – Căn bệnh “quái ác” không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia nào.
Nhà khoa học James Allison, công tác tại Viện Nghiên cứu Ung thư MD Anderson và nhà khoa học Tasuku Honjo, công tác tại Đại học Kyoto đã có được vinh dự có được giải thưởng này là nhờ kết quả của cuộc nghiên cứu đã khám phá ra liệu pháp chữa trị ung thư bằng cách kiềm chế tuần hoàn miễn dịch âm tính. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, hệ miễn dịch của con người được biến đổi tạo ra tế bào T có thể tấn công các khối u. Trong biết bao nhiêu cuộc nghiên cứu về ung thư, rất hiếm khi những đột phá trong ngành nghiên cứu ung thư lại có thể nhận được giải thưởng Nobel danh giá này. Được biết, hai nhà khoa học này sẽ cùng nhận được khoản tiền thưởng khổng lồ lên đến 1 triệu USD.
Cuộc nghiên cứu mở ra cánh cửa vàng cho cuộc chiến ung thư
Nhà khoa học – Nhà miễn dịch học James P. Allison 70 tuổi, người Mỹ – Giám đốc Hội đồng cố vấn khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư (CRI) với công trình nghiên cứu về một loại protein (CTLA-4) có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Ông nhận ra rằng việc “thả” protein ra và kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T có thể giúp chống lại sự phát triển của các khối u. Trước khi nhận được giải Nobel Y học 2018, ông đã dành tâm huyết suốt nhiều năm qua để tìm ra cơ chế phát triển và kích hoạt tế bào T. Đồng thời, ông cũng chính là nhà khoa học đầu tiên tìm ra cách tách chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào T. Ông cho biết: “Tôi chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản để làm khoa học cơ bản thôi, nhưng bạn thấy rồi đó, tôi đã có cơ hội phát triển nó thành thứ gì đó có ích cho nhân loại”.
Nhà khoa học – Nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, 76 tuổi, người Nhật Bản phát hiện ra một loại protein (PD-1) trong tế bào miễn dịch của con người cũng có khả năng ức chế, nhưng với cơ chế hoạt động khác loại protein trên. Các liệu pháp dựa trên phát hiện này được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị ung thư.
Kết quả cuộc nghiên cứu này của hai nhà khoa học đến từ Nhật Bản và Mỹ đã xây lên một bước chuyển mình vượt bậc cho nhân loại đối với căn bệnh ung thư: “Sức mạnh của cách chữa trị này nằm ở chỗ nó cho phép hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư bằng việc sử dụng đúng liều lượng thuốc, những kháng thể cụ thể để điều chỉnh các tế bào miễn dịch”.
>> Xem thêm: địa chỉ xét nghiệm adn ở hà nội
Nhận xét
Đăng nhận xét