Hướng dẫn thu mẫu móng tay móng chân cho xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN huyết thống bên cạnh việc sử dụng các loại mẫu thông thường như: tóc, máu, niêm mạc miệng, cuống rốn… thì trong xét nghiệm ADN, còn sử dụng 1 loại mẫu khác nữa: móng tay, móng chân. Vì đây là loại mẫu dễ thu thập, dễ bảo quản trong thời gian lâu, không gây đau, và mang tính bí mật.

Cách lấy mẫu móng tay móng chân làm xét nghiệm ADN

Bước 1: Rửa tay/chân sạch sẽ, lau khô.

Bước 2: Tiến hành cắt móng tay/ móng chân. Gộp toàn bộ móng tay hoặc móng chân sau một lần cắt, cho vào túi giấy sạch đã đề tên (hoặc ký hiệu) từng người riêng biệt tránh nhầm lẫn với nhau

Bước 3: Gửi chuyển phát nhanh mẫu đến tới Trung Tâm Xét Nghiệm và Phân Tích ADN

Cách bảo quản:
Đựng móng tay/ chân vào túi giấy sạch hoặc phong bì giấy sạch.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường, thoáng khí.

thu mau mong tay mong chan lam xet nghiem adn

Các điểm lưu ý:

Phải cắt sát vào phần bắt đầu mọc móng tay. Phần rìa ngoài chỉ là keratin (chất sừng) không có chứa ADN để phân tích

Mẫu này có thể dùng cho trẻ nhỏ, vì móng của bé ngắn, mềm, khi cắt dễ kéo theo được lớp tế bào da mỏng ở vùng bắt đầu mọc móng. Tuy nhiên, cần cẩn thận vì có thể gây chảy máu nếu cắt quá sát.

Đối với người lớn thì khi cắt nên chú ý để tay không chạm quá nhiều vào móng (Vì móng người lớn cứng, khi cắt có thể văng ra xa, và phải dùng tay nhặt lại).

Bên cạnh đó, móng tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều thứ khác nhau, trong đó bao gồm cả cơ thể người khác (cào, cấu…) và là nơi tích tụ vi khuẩn, chính vì thế có thể lẫn mẫu của người khác.

Nhìn chung, loại mẫu móng tay, móng chây này cũng tương đối dễ thu, tuy nhiên vẫn cần 1 chút cẩn thận. Như đã lưu ý ở trên, có thể dùng mẫu này cho trẻ nhỏ, còn đối với người lớn, bạn có thể định hướng sử dụng loại mẫu khác. Vì khi làm xét nghiệm ADN không có yêu cầu nào bắt buộc những người tham gia xét nghiệm ADN phải dùng cùng 1 loại mẫu như nhau.

Nhận xét