Một số năm gần đây, khi ngư dân Việt Nam bị nạn trên biển được các nước láng giềng tiếp nhận xác, nhà chức trách nước ngoài yêu cầu chỉ cần làm thẻ adn của thân nhân (bố/mẹ hoặc con) sau đó chuyển cho họ. Thông qua đó họ có thể xác định danh tính của người bị nạn.
Có những trường hợp không lấy được dấu vân tay
Trước khi công nghệ ADN ra đời, để xác định danh tính một người (xác định cá thể) người ta sử dụng vân tay và vân tay vẫn có giá trị cho đến hiện nay. Trong CMND hay Căn cước công dân của Việt Nam bao giờ cũng có vân tay của người sử dụng thẻ.
Sử dụng vân tay có ưu điểm nổi trội là mang tính đặc trưng cá thể, kể cả những người sinh cùng hợp tử (cùng trứng) và giá thành lại rẻ. Tuy nhiên vân tay lại có những hạn chế nhất định vì không phải trong trường hợp nào cũng có thể thu được vân tay hoặc không dùng để xác định các mối quan hệ huyết thống.
Thẻ ADN cung cấp nhiều thông tin “độc nhất”
Dùng thẻ ADN (DNA ID Card) có nhiều tiện ích hơn vân tay. Từ thẻ ADN người ta có thể biết được người đó là ai, người này có quan hệ huyết thống với những ai, chẳng hạn bố mẹ của họ, các con của họ và cả những anh chị em của họ nữa. Sở dĩ như vậy vì trên thẻ ADN đã ghi rõ kiểu gen của người mang thẻ, mà kiểu gen này này đặc trưng cho chính người đó.
Khi có thảm họa hay tai nạn xảy ra cần phải xác định người bị nạn là ai, các nhà chuyên môn sẽ lấy mẫu của người bị nạn, phân tích ADN rồi sau đó so sánh với thẻ đã có thì sẽ biết được có đúng là người này hay không. Hoặc dữ liệu kiểu gen ghi trên thẻ được so với mẫu ADN của những người được cho là thân nhân có quan hệ huyết thống, qua đó cũng có thể xác định được danh tính của của họ.
Trên thế giới, các nước phát triển họ khuyến khích người dân làm thẻ ADN, đặc biệt là những nhóm người làm việc ở những lĩnh vực có nguy cơ rủi do cao đến an toàn tính mạng như trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, binh lính…
Thẻ ADN giúp quá trình xác định nạn nhân nhanh hơn trong thảm họa
Ở Việt Nam cũng đã có những cá nhân làm thẻ ADN nhưng hoàn toàn theo yêu cầu cá nhân của họ. Thực tế trong một số năm gần đây, ở Việt Nam khi ngư dân Việt Nam bị nạn trên biển được các nước láng giềng tiếp nhận xác, các nhà chức trách nước ngoài yêu cầu chỉ cần làm thẻ ADN của thân nhân (bố/mẹ hoặc con) sau đó chuyển cho nhà chức trách nước ngoài. Thông qua đó họ có thể xác định danh tính của người bị nạn.
Trên thế giới, nếu có thảm họa xảy ra ở một nước nào đó, có liên quan đến công dân của nhiều nước thì cần phải có sự phối hợp chặt giữa các nước với nhau trong việc cứu chữa người cũng như xác định danh tính người bị nạn.
Việt Nam cũng như các nước khác đã là thành viên của tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) nên việc phối hợp trong giải quyết các vụ việc hoàn toàn thuận lợi. Mặt khác còn thông qua các kênh ngoại giao nhà nước và Ủy ban phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn để xử lý các vụ việc xảy ra ở nước ngoài cũng như trong nước.
Thẻ ADN được làm tại Trung tâm xét nghiệm GENTIS
Có thể nói, thẻ ADN có nhiều tiện ích nhưng hiện nay chưa mang tính phổ cập. Hy vọng trong tương lai thẻ ADN sẽ được sử dụng rộng rãi, nhất là trong thời kỳ thế giới mở và hội nhập thì sự giao lưu ngày càng phát triển và những diễn biến của điều kiện khí hậu, thời tiết cũng như tình hình xã hội tiềm ẩn những yếu tố khó lường.
>> Xem thêm: bảng giá xét nghiệm adn tại hà nội
Nhận xét
Đăng nhận xét