Nguyên nhân gây ung thư vú

 Ung thư - lưỡi dao tử thần đe dọa mạng sống không chỉ riêng ai. Tuy nhiên, việc phát hiện ung thư sớm ngay từ giai đầu có thể giúp cho người bệnh có những hướng điều trị sớm, thậm chí là có cơ hội chữa khỏi những căn bệnh quái ác này. Xét nghiệm ADN là một trong những phương pháp phát hiện ung thư sớm nhất. Đặc biệt là ung thư vú và ung thư cổ tử cung - Hai loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ hiện nay.


Ung thư vú – Căn bệnh cướp đi cuộc sống của hàng triệu phụ nữ mỗi năm

Ung thư vú – ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, số phụ nữ mắc ung thư vú chiếm đến 25% trong tổng số phụ nữ bị ung thư bị ung thư. Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư vú bị tử vong đã giảm đi đáng kể nhưng đây vẫn là nguyên nhân tử vong chủ yếu hàng đầu ở phụ nữ, nhiều hơn cả ung thư phổi.

Nguyên nhân gây ung thư vú

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư vú, bên cạnh sự ảnh hưởng của môi trường, cuộc sống và biến đổi ngẫu nhiên dẫn đến mắc bệnh, ung thư vú còn có một tỷ lệ di truyền theo gen nhất định. Căn bệnh nguy hiểm này thuộc hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền (HBOC) liên quan đến sự di truyền của các gen nhạy cảm. Trong đó có hai gen phổ biến nhất là BRCA1 và BRCA2.

Là một dạng di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, có nghĩa là một đột biến trên bản sao của gen có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, có đến 50% tỷ lệ đột biến được truyền lại cho những thế hệ sau. Chính vì sự di truyền này, những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền có thể có cơ sở để phát hiện và kiểm soát ung thư sớm nhất.

Xét nghiệm ADN phát hiện ung thư vú và buồng trứng

Có rất nhiều phương pháp phát hiện ung thư, trong đó tầm soát, phát hiện ung thư vú và buồng trứng ở giai đoạn sớm được phát hiện bằng xét nghiệm di truyền. Thực hiện xét nghiệm ADN phát hiện được có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 cho biết được tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc ung thư ngay từ khi chưa bị căn bệnh này “tấn công” đến sức khỏe, làm giảm rủi ro mắc bệnh.

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm ADN không chỉ dành cho những người chưa mắc bệnh hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh, ở giai đoạn tiền ung thư mà còn thực hiện được cho những bệnh nhân đang mang bệnh ung thư. Khi được chẩn đoán đã mắc bệnh, bệnh nhân có thể chủ động thực hiện những bước điều trị tiếp theo sớm nhất có thể để làm giảm sự ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể.

Bên cạnh việc phát hiện ung thư vú, xét nghiệm còn phát hiện được nhiều loại ung thư khác với hơn 40 loại ung thư khác nhau. Kết quả của cuộc xét nghiệm sẽ là cơ sở để các bác sĩ đưa ra những tư vấn, hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời giúp gia đình có thể lựa chọn các phương pháp điều trị hoặc chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư để phát hiện khả năng bị mắc ung thư do di truyền.

Xét nghiệm ADN khi có người nhà mắc ung thư

Việc xét nghiệm phát hiện bệnh nhân mang gen đột biến BRCA1 có thể là cơ sở để người nhà bệnh nhân cũng cần tiến hành kiểm tra xét nghiệm di truyền tầm soát ung thư, kiểm tra đột biến trên gen này. Trong đó, nếu người thân là nam thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú ở nam. Do đó, người thân bệnh nhân được khuyên nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền cho loại đột biến chuyên biệt mà bệnh nhân đang mang trên bộ gen. Trong trường hợp người thân bệnh nhân cũng mang đột biến này, họ có thể tận dụng kết quả để lựa chọn cho mình các phương pháp xét nghiệm tầm soát, sử dụng dược phẩm hoặc tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu giảm rủi ro nguy cơ mắc bệnh.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV – ADN

Ung thư không còn là căn bệnh xa lạ ở Việt Nam và cả trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Trong đó, ung thư cổ tử cung (UT CTC) là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ sau ung thư vú. UT CTC là kết quả của tình trạng nhiễm kéo dài 1 hay nhiều type HPV nguy cơ cao ( 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82). Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng, 99,7% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra.

Thực tế về ung thư cổ tử cung

Theo số liệu thống kê: Có đến 1.4 triệu trường hợp UT CTC trên toàn cầu. Tại các nước phát triển có khoảng 80% trường hợp phụ nữ mắc căn bệnh này. UTCTC chiếm 8,8 % các phần ung thư của phụ nữ. Mỗi năm có 274.000 phụ nữ chết vì UTCTC. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 5.664 trường hợp mắc mới và mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong do UTCTC. Tần suất mắc trong dân số là 13,6/100.000 dân.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên UT CTC

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV, có đến 97% phụ nữ mắc ung thư do HPV gây ra. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như:
Sinh đẻ nhiều lần (>4 lần)
Quan hệ nhiều người
Quan hệ trước 18 tuổi
Không kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ăn uống kém dinh dưỡng
Hút thuốc
Hệ thống miễn dịch yếu
Sử dụng thuốc trong thời gian dài
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Có khoảng 80% phụ nữ sẽ nhiễm HPV một lần ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Những cách hiệu quả nhất để tầm soát ung thư cổ tử cung sớm bằng cách thực hiện xét nghiệm HPV – ADN:
Thực hiện ngay tại nhà
Có kết quả chỉ sau 2 ngày
Chính xác cao
Phát hiện sự có mặt của virus HPV một cách trực tiếp trước khi virus này gây ra các tổn hại có thể quan sát được bằng biện pháp Pap Smear.

Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh, nhưng ung thư lại có cơ hội được điều trị nếu phát hiện bệnh sớm, ngay từ khi các tế bào trong cơ thể của người bệnh chưa bị ung thư tấn công. Thực hiện xét nghiệm di truyền tầm soát ung thư là việc mà mỗi người đều nên thực hiện định kỳ để xác định tình trạng sức khỏe.

Xét nghiệm ADN không chỉ giúp phát hiện hai loại ung thư này mà còn phát hiện được nguy cơ ngay từ khi chưa phát bệnh của hơn 40 loại ung thư khác. Chính vì vậy xét nghiệm di truyền tầm soát ung thư là giải pháp hoàn hảo nhất để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình sớm nhất có thể. Hãy liên hệ tới Hotline của GENTIS 1800 2010, chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí và giúp bạn phát hiện được tình trạng sức khỏe của mình chỉ với một xét nghiệm ADN đơn giản.


Nhận xét