Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG CHA CON, ĐỘ TIN CẬY VÀ CHI PHÍ
Ngày nay với sự phát triển của y học và công nghệ sinh học xét nghiệm ADN ra đời phục vụ cho nhu cầu xác định quan hệ huyết thống cha con một cách chính xác nhất. Ngoài ra xét nghiệm ADN còn được ứng dụng tron nhiều trường hợp như sàng lọc trước sinh, hỗ trợ công tác điều tra tội phạm…
Ý nghĩa của xét nghiệm ADN là gì?
Xét nghiệm ADN (Acid Deoxyribonucleic) tuân theo quy luật di truyền
Khái niệm: Xét nghiệm ADN huyết thống hay giám định DNA (Deoxirybo nucleic axit) là kỹ thuật phân tích vật chất mang thông tin di truyền (còn gọi là adn) trong nhân tế bào và trên các nhiễm sắc thể. Qua các quá trình tinh sạch, tách chiết, nhân bội, điện di mẫu ADN. Kết quả xét nghiệm phân tích được so sánh để xác định huyết thống giữa hai người hoặc nhiều người.
Xét nghiệm ADN có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu như trước đây việc xét nghiệm ADN huyết thống chi phí rất cao và chỉ dành cho số ít khách hàng có nhu cầu xác định thân nhân với người nước ngoài nhằm mục đích xuất ngoại hay nhập tịch, thì hiện nay nhu cầu xét nghiệm ADN huyết thống trở nên thiết yếu trong cuộc sống. Ngoài việc phục vụ: nhập quốc tịch, xuất ngoại, còn được sử dụng khi có trưng cầu của Tòa án, hoặc các cơ quan điều tra, hay nộp cho các cơ quan hữu quan nhằm mục đích dân sự khác như làm thủ tục nhận cha con, làm giấy khai sinh kết hợp nhận con, làm thừa kế, hay làm bí mật để biết sự thật trong gia đình.
Ý nghĩa của xét nghiệm ADN huyết thống: Xác định chính xác mối quan hệ trong gia đình
Xét nghiệm ADN huyết thống hiện nay được phân thành hai loại chính là xét nghiệm ADN huyết thống trực hệ và xét nghiệm ADN huyết thống không trực hệ.
Xét nghiệm ADN có thể sử dụng nhiều mẫu so sánh cho cả gia đình (Family Test)
Xét nghiệm ADN huyết thống trực hệ:
Là phương pháp xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống trực tiếp giữa cha với con hoặc mẹ với con.
Xét nghiệm ADN huyết thống không trực hệ :
Là phương pháp xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống khi không có cha và mẹ. Phương pháp này có thể xác định được quan hệ huyết thống thông qua xét nghiệm huyết thống giữa ông, bà , cô, chú … với cháu hoặc giữa anh em với nhau. Xét nghiệm ADN huyết thống không trực hệ được chia thành hai kỹ thuật chính đó là dựa vào nhiễm sắc thể giới tính X hoặc dựa vào nhiễm sắc thể giới tính Y
Nhiễm sắc thể giới tính X được sử dụng xác định quan hệ huyết thống giữa bà nội với các cháu gái. Các cô với cháu hoặc giữa anh chị với em cùng mẹ có xác suất trùng khớp gen X nhất định nên cần được tư vấn kỹ trước khi làm xét nghiệm.
Nhiễm sắc thể giới tính Y được sử dụng xác định quan hệ huyết thống giữa ông nội và cháu trai, chú với cháu, anh với em trai cùng cha…
Gen ti thể được sử dụng xác định quan hệ huyết thống giữa bà ngoại và các cháu, anh chị em ruột trong nhà, hoặc cùng mẹ, xác định mẹ con, ứng dụng rất nhiều trong trường hợp so sánh, tìm hài cốt liệt sĩ. Vì Gen ty thể có thời gian tồn tại lâu năm trong môi trường.
Ngoài việc xác định quan hệ huyết thống giữa những người còn sống, xác nghiệm ADN còn có thể xác định quan hệ nhân thân giữa người sống và người đã mất nhờ vào ADN tồn tại trong tế bào chất
Xét nghiệm ADN huyết thống có chính xác không?
Cơ thể người được cấu tạo từ rất nhiều tế bào và trong nhân tế vào và tế bào chất có chứa ADN. Trong mỗi cơ thể người tồn tại 23 cặp NST quy định tính trạng ( kiểu hình) được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể và thế hệ sau sE1 nhận đc 23 NST đơn của bố và 23 NST đơn của mẹ kết cặp với nhau tạo thành bộ 23 cặp NST hoàn chỉnh (46 NST)
Bộ 23 cặp NST ở người
Nhờ vào quy luật di truyền trên nên việc xác định huyết thống dựa vào xét nghiệm ADN sẽ mang lại kết quả có độ chính xác gần như tuyệt đối với xác suất >99,9999%.
Sự sai lệch trong xét nghiệm ADN huyết thống thường không xảy ra hoặc có thể xảy ra với xác suất rất thấp nguyên nhân chủ yếu là do trong qua trình thu mẫu và thường là mẫu của người cung cấp tự thu tại nhà.
Quan hệ huyết thống được xác nhận khi sự trùng lập giữa 2 mẫu bệnh phẩm là 99,99% .Quan hệ huyết thống không được xác nhận khi có sự sai khác từ 2 gen trở lên (đối với dòng máy cũ 16 locus) và 3 gen trở lên với máy hiện đại( 24 locus) được trang bị tại phòng lab của genplus.
Ý nghĩa của xét nghiệm ADN : Độ chính xác luôn phải đạt cao nhất
Trong trường hợp nếu xét nghiệm ADN huyết thống giữa bố và con có sự sai khác từ 1-2 locus gen lúc này Genplus sẽ mở rộng xét nghiệm: có thể sẽ tiến hành xét nghiệm ADN huyết thống giữa mẹ và con nếu không có sự sai khác hoặc sai khác rất ít (khoảng từ 1 đến 2 gen do có khả năng xảy ra đột biến trong quá trình phân bào) thì vẫn có thể xác nhận có quan hệ huyết thống. Hoặc các xét nghiệm cần thiết khác theo yêu cầu chuyên môn.
Thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống có thể dùng các mẫu xét nghiệm nào?
ADN tồn tại trong tế bào cơ thể người. Vì thế mẫu xét nghiệm dùng trong việc xét nghiệm ADN có rất nhiều loại hiện tại người ta đã có khả năng xét nghiệm ADN thông qua các bệnh phẩm sau:
Máu:
Là mẫu bệnh phẩm được sử dụng phổ biến nhất trong việc xét nghiệm ADN do máu ít bị biến tính, cho kết quả khách quan ổn định và thời gian trả kết quả nhanh chóng. Genplus sẽ sử dụng tăm bông hoặc giấy thấm máu FTA. Chỉ cần thấm từ 2 – 3 giọt máu trở lên để khô tự nhiên.
Để thực hiện lấy mẫu làm bệnh phẩm xét nghiệm nhân viên y tế sẽ sát trùng và dùng bút bấm lấy máu ở đầu ngón tay (hoặc lấy máu gót chân đối với đối tượng xét nghiệm là trẻ em dưới 1 tuổi).
Sau khi máu chảy, ra nhân viên y tế sẽ dùng giấy hoặc vật dụng chuyên dùng để thấm máu. Sau đó cho vào bao bì chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác của kết quả trên bao bì chuyên dụng sẽ có thông tin cá nhân và chữ ký xác nhận của người xét nghiệm.
Móng tay móng chân:
Xét nghiệm ADN thông qua mẫu móng tay ,móng chân được áp dụng phổ biến do sự tiện lợi và dễ thực hiện của nó. Yêu cầu của phương pháp này là cần dụng cụ cát tải móng tay sạch.
Xét nghiệm ADN bằng mẫu móng tay
Để thực hiện xét nghiệm adn thông qua móng tay chân bệnh phẩm cần có khoảng 40 mg móng tay, móng chân. Sau khi thu thập bệnh phẩm sẽ được bỏ vào phong bì có thông tin cá nhân và chữ ký của người xét nghiệm.
Niêm mạc ( nước bọt ):
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến do tính bảo mật và độ chính xác tương đương với các phương pháp xét nghiệm ADN bằng các mẫu bệnh phẩm khác.
Cách lấy mẫu bệnh phẩm khá đơn giản yêu cầu không nên uống các loại nước có gas, cà phê và hút thuốc vì các chất có trong thành phần của khói thuốc và các loại thức uống này sẽ gây ảnh hưởng đén chất lượng mẫu bệnh phẩm và kết quả xét nghiệm.
Có thể dùng niêm mạc miệng xét nghiệm ADN
Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm, người được lấy mẫu sẽ phải súc miệng ba lần để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ và sát khuẩn tay. Sau đó, dùng tăm bông quẹt vào khoang miệng khoảng 30 lần trong khoảng thời gian 30 giây lặp lại như thế 3 lần để thu được 3 tăm bông.
Tiếp theo để mẫu bệnh phẩm thu được ngoài nhiệt độ phòng từ 15 phút trở lên với mục đích để bệnh phẩm được khô ráo tránh ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng bệnh phẩm. Sau đó cho mẫu bệnh phẩm vào bao bì chuyên dụng hoặc phong bì nếu thực hiện tự thu mẫu tại nhà có thông tin cá nhân và chữ ký xác nhận của người xét nghiệm.
Tóc:
Đây là mẫu xét nghiệm được nhiều người ưu tiên do sự tiện lợi của nó bởi vì người lấy mẫu có thể tự thu thập bệnh phẩm tại nhà và độ chính xác của nó tương đương với các phương pháp xét nghiệm ADN bằng các mẫu bệnh phẩm khác.
Yêu cầu của phương pháp này cần một lượng tóc từ 5 đến 7 sợi tóc có chân cho vào bì thư có thông tin cá nhân và chữ ký xác nhận của người xét nghiệm. Hạn chế của phương pháp này là khó có thể áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi hoặc người có tóc mảnh vì sẽ khó lấy được chân tóc.
Cuống rốn:
Phương pháp xét nghiệm ADN bằng mẫu cuống rốn được áp dụng chủ yếu với đối tượng được xét nghiệm là trẻ sơ sinh.
Nhận xét
Đăng nhận xét